Những lưu ý về kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách chân trời sáng tạo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Những lưu ý về kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Đề bài: Những lưu ý về kỹ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Bài tham khảo 1:

+ Nêu thực trạng của hiện tượng đời sống

+ Bàn luận về hiện tượng đời sống: phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận. Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng - sai, lợi - hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng. Bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.

+ Chỉ ra nguyên nhân của sự việc, hiện tượng. Nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

+ Rút ra bài học: liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống.

Bài tham khảo 2:

1. Đọc kỹ đề

- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.

- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.

2. Lập dàn ý

- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.

- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.

- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.

3. Dẫn chứng phù hợp

- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.

- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).

- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).

4. Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục

- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.

- Lập luận phải chặt chẽ.

- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.

- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).

5. Bài học nhận thức và hành động

- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.

- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống…

6. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài

- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.

Bài tham khảo 3:

- Cần lập dàn ý trước khi viết bài.

- Phân tích, đánh giá theo một trình tự nhất định.

- Cần có sự liên kết mạch lạc, rõ ràng giữa các đoạn văn trong bài, giữa các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng.

- Cần đưa ngay dẫn chứng để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm, lí lẽ.

Bài tham khảo 4:

– Về luận điểm:

+ Tư tưởng, quan điểm, ý kiến,… đặt ra trong bài hướng tới giải quyết những vấn đề liên quan đến thực tiễn đời sống.

+ Cần diễn đạt một cách rõ ràng, nhất quán và cụ thể.

– Về luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng):

+ Chân thực, tiêu biểu, sinh động, và được rút ra từ thực tiễn đời sống.

+ Cần sự linh hoạt trong nhận thức vấn đề của người viết.

+ Thể hiện ý kiến, quan điểm cá nhân của người viết.

– Về lập luận:

+ Cần rõ ràng, hợp lí, theo một bố cục thống nhất của mỗi dạng nghị luận xã hội.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác