Em hãy nêu những hiểu biết của mình về sóng thần. Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách chân trời sáng tạo. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về sóng thần. Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Đề bài: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về sóng thần. Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng thần, chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh?
Bài tham khảo 1:
* Sóng thần là gì ?
Sóng thần là một trong những hiện tượng tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống. Hậu quả mà nó gây ra luôn mang lại những thiệt hại nặng nề về người và vật chất cho cuộc sống loài người. Vậy sóng thần là gì? Nó là hiện tượng các đợt sóng lớn được hình thành do các lượng nước lớn của đại dương bị di chuyển chớp nhoáng tạo nên.
Được mệnh danh là cơn giận dữ của đại dương, nó sẽ càn quét tất cả những thứ gây cản trở trong quá trình di chuyển của mình. Cái tên sóng thần được xuất phát từ Nhật Bản được biết tới là Tsunami, nơi đây là một đất nước được biết tới là nơi thường xuyên đón nhận những trận sóng thần lớn nhất lịch sử.
Đặc điểm chủ yếu của sóng thần đó là tốc độ di chuyển cực lớn mà chỉ mất ít năng lượng, chứa sức tàn phá nặng nề có phạm vi hàng nghìn km. Có 3 loại sóng biển chủ yếu được chia ra dựa vào độ sâu của tầng nước là nông, sâu và trung bình.
* Nguyên nhân:
Sóng thần là một loại sóng đặc biệt xuất hiện tương đối nhiều nguyên nhân khác nhau.
Một trong số đó là do những trận động đất ngầm có tâm chấn nằm sâu trong lòng đại dương hình thành nên. Nguyên nhân sâu xa đó là do sự chuyển động không cùng chiều của các mảng đại dương, thềm lục địa hay rìa lục địa. Khi di chuyển như vậy nếu chúng va chạm vào nhau sẽ gây ra các cơn địa chấn dưới lòng biển còn gọi là động đất.
Ngoài ra, nguyên nhân có thể làm xuất hiện các đợt sóng thần cũng có thể xuất phát từ sự hoạt động của các ngọn núi lửa ngầm nằm dưới đáy biển. Khi chúng phun trào sẽ gây nên tác động tới lượng nước làm xuất hiện các cột nước có áp suất lớn như những cột nước lớn trào lên mặt nước.
Nói chung nguyên nhân hiện diện trước mặt mà mọi người có thể dễ dàng nhìn thấy đó là do sự dịch chuyển của một lượng nước lớn. Lượng nước đột ngột di chuyển do tác động của các trận động đất, phun trào núi lửa, va chạm của các thiên thạch, hay các vụ nổ do tác động ngoại lực…sẽ gây nên sóng thần nhưng ở các mức độ khác nhau.
* Dấu hiệu:
- Khi nhận thấy các trận động đất lớn, vì chúng sẽ tạo nên những va chạm dưới lòng đất với đáy biển tác động trực tiếp tới thể thể tích nước.
- Sự xuất hiện của các hạt bọt nước trên diện rộng, mùi hôi từ nước biển thổi vào.
- Khi đáy biển nghiêng làm cho mực nước rút khỏi bờ có thể lên tới hàng trăm mét, nhiệt độ của nước cao đột ngột, có tiếng nổ lớn ngoài đại dương.
- Hay một số hiện tượng như vệt sáng đỏ chân trời, các đàn hải âu bay ngược biển, tiếng ồn khi sóng va vào bờ biển, trên trời xuất hiện nhiều đám mây đen…
* Biện pháp:
- Đầu tư các thiết bị đo đạc địa chấn để kịp thời phát hiện ra những cơn động đất.
- Những vùng đất gần biển cần được quy hoạch và sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế xây dựng các công trình quan trọng tại vị trí này.
- Tích cực tuyên truyền cho dân cư tại những vùng ven biển hiểu về dấu hiệu, nguy cơ và hậu quả của sóng thần để luôn sẵn sàng ứng phó. Có không ít trường hợp thấy những hiện tượng lạ như nước rút đột ngột hay các loại động vật biển tạt vào bờ nên ra quan sát và khi sóng thần ập đến không kịp thời ứng phó được.
- Trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn,…để làm suy giảm sức mạnh của sóng thần.
- Diễn tập phòng tránh, cứu nạn khi sóng thần xảy ra: Chỉ huy tại chỗ, tổ chức phòng tránh cứu nạn khẩn cấp tại chỗ, chuẩn bị vật tư, chuẩn bị khu phòng tránh sóng thần.
Bài tham khảo 2:
* Khái niệm sóng thần:
Sóng thần là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm. Khi xuất hiện, sóng thần thường kèm theo động đất và nhiều yếu tố khác, phá hủy các công trình xây dựng, ruộng vườn, nhà máy xí nghiệp,…làm ảnh hưởng đến kinh tế. Không những vậy, sóng thần còn cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và để lại những hậu quả khủng khiếp, rất khó khắc phục.
* Dấu hiệu nhận biết:
- Cảm thấy có hiện tượng động đất và xuất hiện những vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
- Nước biển bất ngờ rút đột ngột để lại khoảng trống lớn.
- Nước biển xuất hiện những bong bóng chứa khí ga nổi lên mặt nước giống như đang sôi.
- Nước trong từng đợt sóng có nhiệt độ nóng thất thường.
- Nước biển có những mùi lạ như: trứng thối hay xăng dầu và làm cho da dễ bị mẩn ngứa.
- Xuất hiện những tiếng nổ lạ giống như tiếng máy bay phản lực, cánh quạt trực thăng.
Ngoài ra khi sắp có sóng thần, các loại vật nuôi trong nhà của bạn sẽ có những hành vi bất thường như: đang cố gắng tìm nơi trú ẩn hoặc tập trung lại với nhau. Những lúc như vậy, bạn có thể liên tục xem các chương trình dự báo thời tiết để kịp thời nắm bắt thông tin.
* Biện pháp:
1. Khi đang ở trên tàu, thuyền
- Khi đang ở ngoài biển hoặc ven biển tuyệt đối không được trở về cảng, đồng thời di chuyển đến những nơi có vùng nước sâu trên 150m.
- Khi đang neo đậu ở gần bờ có thể cho tàu, thuyền ra ngoài khơi hoặc tìm đến các vùng nước sâu.
- Tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì đây sẽ là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là bị phá hủy hoàn toàn khi sóng thần xảy ra.
2. Khi đang ở trên đất liền
- Nếu đang ở trên bãi biển: Chạy ngay vào bờ cách biển càng xa càng tốt, tối thiểu là 500m hoặc chạy đến những nơi cao nhất có thể.
- Nếu đang ở trong nhà thấp, nhà trệt gần biển: Ngay lập tức sơ tán vào sâu bên trong cách bờ tối thiểu 500m.
- Nếu đang ở trong nhà cao tầng: Tránh xa khu vực từ Tầng 1 - Tầng 3 đồng thời mở hết các cửa sổ, cửa chính để hạn chế va đập do sóng.
- Nếu đang ở trên đường: Tuyệt đối không hướng về phía bãi biển, lái xe đi về hướng cách càng xa bãi biển càng tốt.
Bài tham khảo 3:
* Dấu hiệu nhận biết:
Thứ nhất, cần chú ý theo dõi tin tức về động đất, không chỉ ở khu vực mình đang ở mà cả ở những khu vực khác. Sóng thần có thể tạo nên bởi những trận động đất cách xa hàng ngàn dặm.
Thứ hai, nên chú ý âm thanh lạ, vì những người sống sót sau các trận động đất nói rằng họ nghe thấy âm thanh như tiếng tàu chở hàng.
Thứ ba, khi thấy nước rút nhanh và bất ngờ trong thời gian không phải thủy triều xuống, cần chạy nhanh lên bờ. Nước rút nhanh là dấu hiệu của sóng thần. Nhiều người chết trong trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 là do họ đi ngắm bờ biển khi nước rút xuống nhanh.
Thứ tư, đợt sóng đầu tiên của trận sóng thần không phải đợt sóng nguy hiểm nhất. Vì vậy, nên tránh xa biển cho đến khi chính quyền thông báo tình hình ổn định. Đừng cho rằng sóng thần ở các địa điểm là như nhau mà nó còn có thể vào tận các con sông và suối nối với biển.
Thứ năm, nếu linh cảm thấy sóng thần sắp xảy ra thì chúng ta nên tránh xa vùng biển, đừng đợi đến khi có thông báo chính thức của cơ quan chức năng, vì sóng thần thực sự xuất hiện chỉ khoảng 5 phút sau dấu hiệu đầu tiên.
* Hậu quả:
Đối với sóng thần, thời gian giữa các sóng kế tiếp có thể là 10 phút, có trường hợp đến 2 giờ đồng hồ và bước sóng có thể đạt 500km. Sóng thần di chuyển với tốc độ rất nhanh, có thể tới 890km/h ở vùng biển sâu 6100 m. Nó có thể đi xuyên qua Thái Bình Dương chỉ trong vòng chưa đầy một ngày.
Bên cạnh đó, sóng thần có thể gây lũ lụt lan sâu vào trong đất liền đến 305m, thậm chí xa hơn, nước và các mảnh vụn bao phủ cả vùng rộng lớn. Lũ do sóng thần gây ra có xu hướng cuốn trôi sinh mạng và tài sản ra phía đại dương.
Ngày 26/12/2004, động đất 9,2 độ Richter tại Ấn Độ Dương tạo ra sóng thần tràn vào 14 quốc gia và cướp sinh mạng của hơn 225.000 người. Sóng cao tới 30m tàn phá cộng đồng dân cư ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và các quốc gia lân cận khác.
Ngày 10/2/2014, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật xác nhận 15.884 người thiệt mạng, 6.148 người bị thương và 2.633 người mất tích, 127.290 ngôi nhà bị tàn phá. China.org.cn xếp thiên tai này ở vị trí thứ 2 trong 10 trận sóng thần tàn phá thảm khốc nhất từ đầu thế kỷ 20 tới nay.
* Biện pháp:
Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm sóng thần hoặc quan tâm đến các cảnh báo sóng thần hiện có ở địa phương của bạn.
Phải biết những khu đất cao hoặc khu vực an toàn và các tuyến đường di tản gần nơi chúng ta đang sống để chạy đến những khu vực này trong trường hợp có sóng thần.
Bản thân mỗi người nên tự học bơi và vận động gia đình cùng học bơi. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn các dụng cụ cứu hộ như là phao cứu sinh hoặc áo phao và cất giữ ở những nơi dễ dàng tiếp cận.
Biết cách tắt gas, điện, nước một cách nhanh nhất. Chia sẻ với các thành viên trong gia đình của mình, bạn bè và đồng nghiệp để biết cách chạy thoát nhanh nhất để tự cứu mình nếu sóng thần xảy ra.
Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng để biết cách chủ động chuẩn bị và ứng phó với thảm họa sóng thần. Sau đó, tổ chức tập huấn trong cộng đồng các bài tập ứng phó khẩn cấp.
Nếu có thể nên bố trí giường ngủ của người già, người tàn tật ở một nơi gần lối thoát để họ có thể được sơ tán nhanh chóng.
Trồng thêm hoặc duy trì rừng ngập mặn, cây thích hợp dọc theo các khu vực ven biển, hoặc xây dựng các rào cản như đê chắn sóng. Nếu ở khu vực gần biển cần xây dựng các tòa nhà dọc theo bờ biển chống sóng thần. (Xây nhà với cạnh dài nằm dọc theo đường đi của sóng thần có tác dụng chịu lực va chạm của sóng).
Bài tham khảo 4:
* Khái niệm:
Sóng thần là một loạt những đợt sóng có sức hủy diệt vô cùng nguy hiểm. Chúng là kết quả của hoạt động động đất hoặc một số loại nhiễu động dưới mặt nước khác.Trong những năm gần đây, sóng thần đã gây ra những thiệt hại to lớn ngoài sức tưởng tượng. Để sống sót trong một trận sóng thần, bạn phải có kế hoạch chuẩn bị trước, cảnh giác và hết sức bình tĩnh. Bài viết này đưa ra các bước có thể giúp bạn sống sót trong một trận sóng thần, miễn là bạn học và chuẩn bị theo các hướng dẫn này từ trước.
* Dấu hiệu nhận biết:
- Đặc biệt cẩn thận sau động đất. Nếu bạn sống ở khu vực duyên hải, việc xảy ra một trận động đất là hồi chuông cảnh báo và hành động sơ tán nên được tiến hành ngay lập tức.
- Quan sát kỹ sự lên xuống nhanh chóng của mực nước biển. Nếu nước biển đột nhiên rút xuống (rút đi), để lại bãi cát trống trơn, đó là dấu hiệu cảnh báo khả năng lớn sẽ có thể có một đợt sóng tràn bất ngờ vào bờ.
- Nhận biết những thay đổi lạ trong hành vi của động vật. Quan sát xem động vật có đang rời khỏi nơi sinh sống hoặc có những hành vi bất thường như đang cố gắng tìm nơi trú ẩn của con người hoặc tập trung lại với nhau một cách khác thường không.
- Chú ý tới những cảnh báo từ cộng đồng và chính phủ. Hãy chú ý nếu cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có thời gian để đưa ra cảnh báo. Tự trang bị trước thông tin cho mình về cách thức chính quyền địa phương sẽ đưa ra cảnh báo để bạn không mắc sai lầm hoặc bỏ qua những cảnh báo được phát. Chia sẻ những thông tin đó với gia đình, bạn bè, hàng xóm và cộng đồng; nếu các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có sách cẩm nang, trang web hoặc các nguồn thông tin khác, hãy đề nghị họ cung cấp bản phô tô để phân phát hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ở địa phương thực hiện trách nhiệm này của mình.
* Biện pháp:
1.Từ bỏ đồ dùng cá nhân
2.Di chuyển vào sâu trong nội địa và tới khu đất cao
3.Trèo lên cao
4.Trèo lên một cái cây vững chãi
5.Phản ứng thật nhanh nếu bạn bị mắc kẹt trong nước
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận