Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Văn mẫu 8 chân trời sáng tạo đề bài: Nêu một số dẫn chứng lấy từ lịch sử hoặc từ văn chương cho thấy tinh thần và ý chí về độc lập chủ quyền đã trở thành một truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Bài tham khảo 1:

Trong hệ giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam, yêu nước là giá trị nổi bật và cơ bản nhất, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đối với người Việt Nam, yêu nước là tình cảm thiêng liêng, là cái chi phối và là thước đo đạo lý làm người, bao gồm nhân phẩm, danh dự, lẽ sống, nghĩa vụ, lương tâm và hạnh phúc của con người. Giá trị đó được hình thành và phát triển trong suốt chiều sâu lịch sử dựng nước và giữ nước, được kết tinh, lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Yêu nước đó đã trở thành nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh chính trị-tinh thần, thực chất là sức mạnh nhân tố con người, đã giúp toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vượt qua mọi gian khổ, hy sinh trong suốt quá trình kháng chiến lâu dài, gian khổ, kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc đến đích thắng lợi cuối cùng. Nghị quyết Ðại hội lần thứ IV (12-1976) của Ðảng đã khẳng định: “Ðó là thắng lợi của cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh, ngoan cường và bền bỉ, anh dũng và thông minh, của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là các đảng bộ miền Nam, các cán bộ và chiến sĩ công tác ở miền Nam và hàng chục triệu đồng bào yêu nước chiến đấu trên tuyến đầu Tổ quốc đã luôn nêu cao tấm gương kiên cường, bất khuất hơn 30 năm dưới ách quân xâm lược. Ðó là thắng lợi của xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, thắng lợi của đồng bào miền Bắc vừa tự xây dựng, vừa chiến đấu để bảo vệ hậu phương lớn của cả nước, đồng thời động viên ngày càng nhiều sức người, sức của để đánh Mỹ, cứu nước ở tiền tuyến lớn miền Nam, một lòng một dạ vì miền Nam ruột thịt”.

Bài tham khảo 2:

Truyền thống dựng nước và giữ nước trong buổi bình minh lịch sử - nước Văn Lang - Âu Lạc (3000 - 179 TCN). Trở về thời đại các vua Hùng dựng nước, ngày nay còn tìm thấy các di chỉ văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn... (có niên đại xa nhất cách đây 4000-3500 năm), rất nhiều công cụ bằng đồng, cùng những vũ khí thô sơ để tự vệ: lưỡi cày, lưỡi búa, mũi tên, lưỡi dao, giáo, rìu, dao găm và những mảnh giáp che thân bằng đồng... Cậu bé làng Gióng ba năm nằm trên chõng chẳng nói, chẳng cười, nhưng vừa nghe tiếng mõ rao cầu hiền tài đi đánh giặc ngoại xâm thì đã vụt lớn như thổi, ăn hết bẩy nong cơm, với mấy vại cà, rồi lên đường ra trận. Theo Ông Gióng ra trận còn có người dân cày đang cầm vồ đập đất, người câu cá, người đi săn, đoàn trẻ chăn trâu..., nghĩa là ông Gióng cùng toàn dân ra trận. Công cuộc dựng nước và giữ nước trong thời kỳ phong kiến tập quyền thịnh trị của dân tộc (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV). Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phương Bắc, tự xưng vương, lập nên nước độc lập ngang hàng với phương Bắc. Cổ Loa (kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương) được chọn lại làm kinh đô. Điều đó càng chứng tỏ ý chí lưu giữ truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của tổ tiên ta.

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác