Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 6: Nam quốc sơn hà
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 6: Nam quốc sơn hà. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Bài thơ hiện chưa rõ tác giả. Nhiều tài liệu cho rằng là của Lý Thường Kiệt.
- Có những ghi chép khác nhau về sụ xuất hiện của bài thơ.
- Theo sách Lĩnh Nam chích quái, bài thơ được một vị thần ngâm đọc khiến cho quân Tống hoảng sợ, giúp vua Lê Đại Hành đánh bại quân xâm lược năm 981.
- Theo sách Đại Việt sử kí toàn thư, khi Lý Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, bài thơ đã vang lên trong đền thờ thần sông là Trương tướng quân. Sau đó quân Tống thảm bại đúng như lời trong bài thơ.
2. Văn bản
- Nhan đề: Bài thơ vốn không có nhan đề. Tên gọi Nam quốc sơn hà là do những người biên soạn cuốn sách Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2 (NXB Văn học, Hà Nội 1976) đặt, lấy từ bốn chữ đầu tiên của bài thơ.
- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
- Chủ đề: Lời tuyên bố chủ quyền độc lập dân tộc.
- Bố cục: Bài thơ chia làm bốn phần
- Khai (câu 1): giới thiệu vấn đề chủ quyền với giọng điệu rõ ràng, cương quyết.
- Thừa (câu 2): bổ sung ý đã nhắc đến ở câu 1 và giữ mạch cảm xúc.
- Chuyển (câu 3): chuyển ý sang vấn đề xâm lược lãnh thổ của quân giặc.
- Hợp (câu 4): Khẳng định kết cục không tốt đẹp của quân giặc khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.
Hoặc có thể chia như sau:
- Câu 1-2: giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định kết cục không tốt đẹp của chúng khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.
- Câu 3-4: cảnh cáo việc quân giặc sang xâm lược và khẳng định kết cục không tốt đẹp của chúng khi xâm lược lãnh thổ nước Nam.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Giới thiệu vấn đề chủ quyền và khẳng định tính tất yếu không thể thay đổi của chủ quyền đất nước.
- Câu thơ 1: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sông núi nước Nam vua Nam ngự).
- Trong quan niệm của xã hội xưa: toàn bộ diện tích lãnh thổ, của cải vật chất, con người của một đất nước đều thuộc về nhà vua. Người có quyền quyết định tất cả mọi thứ, thậm chí cả quyền sinh sát.
- “Nam đế” hoàng đế nước Nam, người đứng đầu của một quốc gia – thể hiện sự ngang hàng với phương Bắc.
- Câu thơ thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vành vạch sách trời chia xứ sở).
- Thiên thư: sách trời – lãnh thổ, địa phân của nước ta đã được ghi tại sách trời.
- Điều này khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc ta là một chân lý không thể chối cãi và thay đổi được.
=> Chân lí về chủ quyền độc lập tăng giá trị và rõ ràng hơn.
2. Sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
- Câu thơ thứ 3: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm (Giặc giữ cớ sao xâm phạm đến đây?)
- Câu hỏi tu từ: “như hà” – “cớ sao?” nhằm khẳng định lại chủ quyền dân tộc.
- “Nghịch lỗ”: khẳng định những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời.
- Câu thơ 4: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhất định phải tan vỡ): Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp.
- Hai câu cuối: nêu lên một nguyên lí có tình chất hệ quả:
- Vạch trần tội trạng kẻ thù
- Khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Nhưng qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận.
2. Nghệ thuật
- Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.
- Hình thức văn nghị luận với lập luận chặt chẽ
- Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.
3. Kết luận theo đặc trưng thể loại
- Chủ đề của bài thơ: khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ xâm lược.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: là tình cảm yêu nước mãnh liệt, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc và ý thức về chủ quyền của dân tộc.
- Câu đầu có thể ngắt theo nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. Cách ngắt nhịp trong câu theo nhịp 4/3 “Nam quốc sơn hà/ Nam đế cư” hoặc “Nam quốc/ sơn hà/ Nam đế cư”.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận