Soạn ngữ văn 8 chân trời bài 8 Thực hành tiếng Việt

Soạn văn bài 8 Thực hành tiếng Việt sách ngữ văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng: 

a. Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

                    (Hữu Thỉnh, Sang thu)

b. Cả ba cùng chạy vàom cùng nói:

- Bác Tài ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Chân, Tay, Tau, Mắt, Miệng)

c. Trẻ con chúng tôi la ó, reo hò. Ôi, con suối, con suối, khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thoả thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.

(Duy Khàn, Tuổi thơ im lặng)

Câu 2: Cho biết thành phần phụ trong mỗi trường hợp sau bổ sung thông tin gì?

Cho biết thành phần phụ trong mỗi trường hợp sau bổ sung thông tin gì?

Câu 3: Dựa vào thành phần gọi - đáp trong các trường hợp bên dưới, hãy cho biết tính chất mối quan hệ giữa người nói và người nghe:

a. Những lúc như vậy em chỉ nhanh chóng quay đi và nói khẽ: "Dạ không có gì"

b. Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ

Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

Câu 4: So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:

a. Chắc chắn trời sẽ mưa

b. Có lẽ trời sẽ mưa

 Theo em vì sao có sự khác biệt ấy?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng năm câu thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập. Xác định chức năng của (những) thành phần biệt lập này.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Nêu khái niệm thành phần biệt lập. Thành phần biệt lập gồm mấy loại?

Câu hỏi 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của thành phần biệt lập trong những trường hợp sau:

  1. Giải quyết vụ này, bất quá anh chỉ tốn dăm ba triệu chứ mấy.
  2. Giời ơi là giời! Sao cái thân tôi lại khổ thế này.
  3. Bẩm các quan, mời các quan hãy đi xem động đã.
  4. Lão không hiểu tôi. Tôi nghĩ vậy và tôi buồn lắm

Câu hỏi 3: Xác định thành phần phụ chú trong mỗi câu sau và chúng bổ sung thông tin gì?

  1. Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau (…)
  2. Lão làm bộ thật đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế nhưng cũng ra phết đấy chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó.
  3. Cuộc sống của người lái đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hàng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngữ văn 8 chân trời bài 8 chân trời bài 8 Thực hành tiếng Việt, giải ngữ văn 8 sách chân trời bài 8 chân trời bài 8 Thực hành tiếng Việt, giải bài 8 chân trời bài 8 Thực hành tiếng Việt ngữ văn 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác