Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 8: Thực hành tiếng việt
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 8: Thực hành tiếng việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
Khái niệm
Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm các loại sau:
a) Thành phần phụ chú
- Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.
- Ví dụ:
- Bên dưới con thác (và đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả), là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vực vào lòng sông.
- Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh “bên dưới con thác”.
b) Thành phần gọi – đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Ví dụ: Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tình hẳn lên:
- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi. Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người (Xuân Quỳnh, Cô gió mất tên)
Trong ví dụ trên, “Đào ơi” được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc thoại.
c) Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.
Ví dụ: Ôi, cô Gió thật là tốt quá! (Xuân Quỳnh, Cô Gió mất tên)
Trong câu trên, “ôi” biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
d) Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ: Tàu Nau-ti-lớt dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy. (Giuyn Véc-nơ, Hai vạn dặm dưới biển)
Trong ví dụ trên, “dường như” biểu thị ý phỏng đoán một cách dè dặt, dựa trên những gì người nói trực tiếp cảm nhận.
II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK
1. BÀI TẬP 1
a) Thành phần biệt lập: hình như- thành phần tình thái
Sử dụng để thể hiện quan điểm của người nói về những gì đang được đề cập đến trong câu.
b) Thành phần biệt lập: Bác tài ơi - thành phần gọi đáp
“Ơi” chính là thành phần gọi đáp, là từ được thêm vào để thể hiện việc người nói gọi người nghe trả lời.
c) Thành phần biệt lập: ôi - thành phần cảm thán
Dùng để bộc lộ tâm lý, cảm xúc của người nói ví dụ như: vui, buồn, khóc, cười…
2. BÀI TẬP 2
a) Thành phần phụ chú: - đích thị Bọ Dừa, bổ sung tên ông khách là Bọ Dừa
b) Thành phần phụ chú: - vượt khỏi giới hạn không gian và thời gian, bổ sung nghệ thuật và không gian của tác phẩm
c) Thành phần phụ chú - gọt thủy tiên , bổ sung hành động đang gọt hoa
d) Thành phần phụ chú là - gọi là tâm điểm, bổ sung chỉ ra cách gọi về luật trong trò chơi.
3. BÀI TẬP 3
a) thành phần gọi - đáp: Dạ, mối quan hệ giữa người nói và người nghe là chị em
b) thành phần gọi - đáp: Ừ, mối quan hệ giữa người nói và người nghe là chị em
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận