Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 8: Thực hành tiếng Việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 8: Thực hành tiếng Việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

 

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thành phần biệt lập của câu là gì?

  • A. Là bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu
  • B. Là bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
  • C. Là bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,… của sự việc được nói tới trong câu
  • D. Là bộ phận đứng trước các thành phần chính của câu, bổ sung ý nghĩa về mục đích, nguyên nhân,… của sự việc được nói đến trong câu

Câu 2: Có những loại thành phần biệt lập nào?

  • A. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần trạng ngữ, thành phần bổ ngữ
  • B. Thành phần cảm thán, thành phần tình thái, thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp
  • C. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ
  • D. Thành phần phụ chú, thành phần gọi – đáp, thành phần bổ ngữ, thành phần trạng ngữ

Câu 3: Điền vào chỗ trống.

“Thành phần …… được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.”

  • A. Phụ chú
  • B. Tình thái
  • C. Gọi – đáp
  • D. Cảm thán

Câu 4: Thành phần cảm thán trong câu thơ sau biểu thị cảm xúc gì?

“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

  • A. Sự nuối tiếc, tuyệt vọng bởi hiện tại bị cầm tù
  • B. Sự đau đớn, lời than thở bởi hiện tại khắc nghiệt
  • C. Sự ngạc nhiên bởi hiện tại quá khác so với quá khứ
  • D. Sự đau buồn, thất vọng, bất lực khi nhớ về quá khứ vàng son

Câu 5: Thành phần in đậm trong câu sau có tác dụng gì?

“Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.”

  • A. Thể hiện thái độ khẳng định của người nói đối với sự vật được nói đến
  • B. Làm rõ đối tượng chủ ngữ của câu
  • C. Thể hiện thái độ không chắc chắn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 6: Trong các từ ngữ in đậm ở các ngữ liệu trên, từ nào dùng để tạo lập cuộc hội thoại, từ nào dùng để duy trì cuộc hội thoại?

  • A. “Này” dùng để duy trì cuộc hội thoại, “thưa ông” dùng để tạo lập cuộc hội thoại
  • B. “Này” dùng để tạo lập cuộc hội thoại, “thưa ông” dùng để duy trì cuộc hội thoại
  • C. “Này”, “thưa ông” đều dùng để tạo lập cuộc hội thoại
  • D. “Này”, “thưa ông” đều dùng để duy trì cuộc hội thoại

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng:

a. Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

b. Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thỏa thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi. (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Câu 2 (2 điểm): So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:

a. Chắc chắn trời sẽ mưa

b. Có lẽ trời sẽ mưa

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Thành phần cảm thán được sử dụng làm gì?

  • A. Bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…)
  • B. Bộc lộ suy nghĩ thầm lặng của con người
  • C. Bộc lộ quan điểm, thái độ đánh giá sự vật, hiện tượng của con người
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Câu văn “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” (Nguyễn Đình Thi) bộc lộ tâm trạng gì của người nói?

  • A. Giận dữ
  • B. Buồn chán
  • C. Thất vọng
  • D. Đau xót

Câu 3: Tác dụng của thành phần tình thái là gì?

  • A. Được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câu
  • B. Thành phần tình thái không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu là thành phần biệt lập
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 4: Trong những từ dưới đây, từ ngữ có độ tân cậy cao nhất?

  • A. Chắc là
  • B. Có vẻ như
  • C. Chắn hẳn
  • D. Chắc chắn

Câu 5: Trong những câu sau đây không có thành phần gọi- đáp?

  • A. Ngày mai anh phải đi rồi ư?
  • B. Ngủ ngoan a- kay ơi, ngủ ngoan a- kay hỡi!
  • C. Thưa cô, em xin phép đọc bài!
  • D. Ngày mai là thứ năm rồi!

Câu 6: Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

"Bác tôi, người bên trái tấm hình, là một nhạc sĩ sáng tác nhạc tiền chiến."

  • A. Quan hệ bổ sung
  • B. Quan hệ điều kiện
  • C. Quan hệ nguyên nhân
  • D. Quan hệ mục đích

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Tìm các thành phần tình thái hoặc cảm thán trong những câu sau:

a. Có vẻ như cơn bão đã đi qua

b. Tôi không rõ, hình như họ là hai mẹ con

c. Trời ơi, bên kia đường có một cây khô đã chết.

d. Không thể nào việc đó lại lặp lại lần nữa.

Câu 2 (2 điểm): Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi :

1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

a. Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

b. Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 8 Thực hành tiếng Việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác