Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 4: Văn hay

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 4: Văn hay. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ai là tác giả của văn bản “Văn hay”?

  • A. Tác giả dân gian
  • B. Nguyễn Cừ
  • C. Phan Trọng Thưởng
  • D. Cả B và C

Câu 2: Ông thầy đồ trong truyện là kiểu nhân vật nào?

  • A. Cao sang
  • B. Bình dị
  • C. Thông minh
  • D. Kém cỏi

Câu 3: Lúc đầu và đoạn cuối thầy đồ nghĩ thế nào?

  • A. Lúc đầu thầy đồ tưởng rằng vợ khen tài văn chương của mình nhưng đến cuối mới hiểu ra là vợ tính làm chuyện khác
  • B. Lúc đầu thầy đồ tưởng rằng vợ chê tài văn chương của mình nhưng đến cuối mới hiểu ra là vợ chê thật
  • C. Lúc đầu thầy đồ còn ngu muội nhưng lúc sau đã sáng dạ hẳn ra
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Em có nhận xét gì về nhân vật người vợ?

  • A. Là một người vợ tồi
  • B. Là một người không quan tâm đến chồng, không chăm lo cho chồng
  • C. Là một người hiểu khả năng của chồng mình, biết tính toán
  • D. Cả A và B

Câu 5: Tác giả dân gian đã tạo ra tiếng cười cho truyện bằng cách nào?

  • A. Tạo ra tình huống gây bất ngờ
  • B. Chơi chữ
  • C. Sử dụng lối nói phóng đại
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Truyện này ngoài mục đích gây cười còn có mục đích gì?

  1. A. Làm tăng giá trị của bộ truyện
  2. B. Ca ngợi sự thông minh, sắc sảo khi xử lí những người ngu dốt
  3. C. Chê bai, châm biếm những người không hiểu khả năng của mình, luôn cho là mình giỏi
  4. D. Cả A và C

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy xác định đề tài, cốt truyện, bối cảnh của truyện cười trên.

Câu 2 (2 điểm): Tác giả dân gian đã tạo ra tiếng cười cho truyện trên bằng cách nào?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Đề tài của văn bản là gì?

  • A. Ca ngợi tài trí
  • B. Cuộc sống hiện đại
  • C. Văn chương thời xưa
  • D. Châm biếm nhận thức yếu kém

Câu 2: Truyện cười trên có cốt truyện như thế nào?

  • A. Đơn giản
  • B. Tương đối
  • C. Phức tạp, đơn tuyến nhân vật
  • D. Phức tạp, đa tuyến nhân vật

Câu 3: Nhân vật người vợ được khắc hoạ chủ yếu qua chi tiết nào?

  • A. Câu nói đầu: Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?
  • B. Câu nói sau: Ông chả biết tính toán gì cả, giấy khổ to bỏ đi còn gói hàng, chủ giấy khổ nhỏ thì dùng làm gì được
  • C. Lời người dẫn truyện: Bà vợ thong thả nói
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản là gì?

  • A. Phép điệp từ
  • B. Số liệu chi tiết, cụ thể
  • C. Lối viết châm biếm, ngôn ngữ sinh động.
  • D. Phép gieo vần ở cuối mỗi câu

Câu 5: Bối cảnh của truyện là gì?

  • A. Cuộc sống vương giả
  • B. Cuộc sống làng quê
  • C. Gia đình của người thầy đồ xưa
  • D. Không rõ ràng

Câu 6: Thông qua truyện cười, em hiểu thế nào về nhân vật người chồng?

  • A. Tài trí, sắc sảo
  • B. Kém cỏi, luôn cho là mình giỏi
  • C. Tự ti về bản thân
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhân vật người vợ được khắc họa qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về nhân vật này? 

Câu 2 (2 điểm): Thông qua văn bản “Văn hay”, em có nhận xét gì về cách đặt tên cho các nhân vật trong truyện cười nói chung?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 4: Văn hay, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác