Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Trong truyện “Vắt cổ chày ra nước”, người chủ nhà giao cho người đầy tớ công việc gì?

  • A. Mặc cái khố tải
  • B. Vắt cổ chày để lấy nước
  • C. Về quê có việc
  • D. Uống nước ao

Câu 2: Trong truyện “May không đi giày”, khi vấp phải hòn đá, ông hà tiện bị làm sao?

  • A. Ngón chân chảy máu ròng ròng
  • B. Đầu vỡ toác, suýt chết
  • C. Cả A và B
  • D. Không bị làm sao

Câu 3: Vì sao lời giải thích của nhân vật ông hà tiện lại gây bất ngờ đối với người đọc?

  • A. Bởi vì ông hà tiện thấy đau xót cho ngón chân của mình
  • B. Bởi vì ông hà tiện bị rách đôi giày đang đi
  • C. Bởi vì ông hà tiện lo sợ khi phải mua đôi giày mới
  • D. Bởi vì ông hà tiện không hề nghĩ tới nỗi đau của mình mà còn cảm thấy vui vẻ, may mắn vì không bị hỏng giày

Câu 4: Điểm khác nhau trong thủ pháp sử dụng các biện pháp tu từ giữa hai truyện là gì?

  • A. Không có sự khác nhau
  • B. Truyện “Vắt cổ chày ra nước” thì không sử dụng biện pháp nào còn truyện kia thì sử dụng biện pháp chơi chữ ở câu “Chớ mà đi giày thì rách mất mũi giày rồi còn gì!”
  • C. Truyện “Vắt cổ chày ra nước” thì sử dụng biện pháp phóng đại ở câu “Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!” còn truyện kia thì không sử dụng biện pháp nào
  • D. Cả B và C

Câu 5: Bối cảnh trong 2 câu truyện cười diễn ra ở đâu?

  • A. Ở một vùng quê nghèo
  • B. Bối cảnh không xác định
  • C. Ở một làng chài giàu có
  • D. Ở phố thị đông đúc

Câu 6: Tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì?

  • A. Ca ngợi lòng tự trọng
  • B. Phê phán thói keo kiệt, hà tiện
  • C. Phê phán tính tiết kiệm
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong câu chuyện Vắt cổ chày ra nước, người đầy tớ mượn ông chủ cái chày giã cua có ý nghĩa gì?

Câu 2 (2 điểm): Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Xác định đề tài của hai truyện?

  • A. Đức hạnh
  • B. Thói hư tật xấu 
  • C. Gia đình
  • D. Cung đình

Câu 2: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.” Câu trả lời này thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?

  • A. Tiết kiệm
  • B. Keo kiệt, bủn xỉn
  • C. Biết suy tính cho tương lai
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Trong truyện “May không đi giày”, ông hà tiện đi gì ra chợ?

  • A. Đi giày
  • B. Đi dép
  • C. Đi chân không
  • D. Đi ủng

Câu 4: Nhan đề “Vắt cổ chày ra nước” và “May không đi giày” có thể hiện được nội dung của mỗi truyện hay không?

  • A. Có, vì hai nhan đề này đã chỉ ra được chi tiết trọng tâm gây cười trong truyện
  • B. Có, vì đây là nguyên lí đặt nhan đề trong truyện cười.
  • C. Không, vì nhan đề quá ngắn để thể hiện nội dung của truyện.
  • D. Không, vì nhan đề không có chức năng thể hiện nội dung

Câu 5: Đỉnh điểm gây cười trong truyện “Vắt cổ chày ra nước” thể hiện ở câu nào?

  • A. Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì ruộng ao, có khát thì xuống đấy tha hồ uống, tìm vào quán làm gì cho phiền phức.
  • B. Nói rồi, hắn đưa cho người đầy tớ cái khố tải.
  • C. Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.
  • D. Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!

Câu 6: Điểm giống nhau trong thủ pháp tạo tình huống trào phúng của hai truyện là gì?

  • A. Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài
  • B. Tăng cường mức độ tính chất của thói xấu theo trình tự của câu chuyện
  • C. Kết hợp khéo léo lời các các nhân vật để tạo nên những liên tưởng
  • D. Tất cả các đáp án

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu một số thủ pháp gây cười thường gặp trong truyện cười.

Câu 2 (2 điểm): Ý nghĩa và bài học rút ra từ 2 câu chuyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày là gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 4: Vắt cổ chảy ra nước; may không đi giày, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác