ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Đèo Ngang thuộc địa phương nào?
- A. Đà Nẵng
- B. Quảng Bình
- C. Nơi giáp ranh giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Bình
- D. Nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh
Câu 2: Từ nào dùng để diễn tả cảnh heo hút, hoang vắng của đèo Ngang?
- A. Lác đác
- B. Lom khom
- C. Quốc quốc
- D. Gia gia
Câu 3: Nội dung chính của bài thơ là?
- A. Cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng, heo hút, hoang sơ và nỗi nhớ nước thương nhà tha thiết của tác giả
- B. Miêu tả cảnh Đèo Ngang đẹp, heo hút, hoang sơ
- C. Miêu tả con người ở Đèo Ngang ít ỏi, thưa thớt
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Điền từ đúng vào hai câu thơ sau:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen............... chen hoa”
- A. lá, đá
- B. đá, lá
- C. chúc, lúc
- D. lúa, cúc
Câu 5: Hai câu thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ gì nổi bật?
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
- A. Nhân hóa
- B. Hoán dụ
- C. Đảo ngữ
- D. Điệp từ
Câu 6: Đâu không phải là cách gọi khác của con quốc quốc?
- A. Chim đỗ quyên
- B. Chim vành khuyên
- C. Chim cuốc
- D. Con cuốc cuốc
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Qua đèo ngang”?
Câu 2 (2 điểm): Cảnh tượng Đèo Ngang trong bài thơ được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
Bình luận