ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Biệt ngữ xã hội là gì?
- A. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một địa phương nhất định
- B. Là từ ngữ được dùng ở tất cả các tầng lớp nhân dân
- C. Là từ ngữ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định
- D. Là từ ngữ được dùng ở một vài địa phương nhất định
Câu 2: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, chúng ta cần phụ thuộc vào những nhân tố nào?
- A. Địa vị của đối tượng giao tiếp trong xã hội
- B. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp
- C. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của đối tượng giao tiếp
- D. Cách thức và mục đích giao tiếp
Câu 3: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?
- A. Biệt ngữ của nhân dân lao động
- B. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến
- C. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa
- D. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ
Câu 4: Câu nào sau đây là thành ngữ?
- A. Chân cứng đá mềm
- B. Có công mài sắt có ngày nên kim
- C. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- D. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu 5: Câu thành ngữ Cưỡi ngựa xem hoa có nghĩa là gì?
- A. Chỉ kẻ phản bội
- B. Phải biết học tập mọi lúc mọi nơi
- C. Chúng ta phải biết chọn bạn chơi, chọn nơi ở
- D. Chỉ thái độ qua loa
Câu 6: Dòng nào sau đây là những biệt ngữ được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên?
- A. Trúng tủ, xơi trứng ngỗng, chém gió, phao, đội sổ
- B. Hoàng đế, quả nhân, long nhan, băng hà, long thể
- C. Bắt mồi, dính, luộc, nặng doa, nhẩu, sôi me
- D. Chọi, choai, đột vòm, rụng, dạt vòm
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy cho biết đặc điểm của thành ngữ và tác dụng của nó?
Câu 2 (2 điểm): Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?
Bình luận