ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Nam quốc sơn hà?
- A. Tương truyền là Lý Thường Kiệt
- B. Trần Quang Khải
- C. Nguyễn Trãi
- D. Nguyễn Du
Câu 2: Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?
- A. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
- B. Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
- C. Cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương
- D. Cuộc đại phá quân Thanh
Câu 3: Bài thơ mang giọng điệu như thế nào?
- A. Dõng dạc, đanh thép
- B. Nhẹ nhàng, tha thiết
- C. Sâu lắng, tình cảm
- D. Bi thiết, trầm buồn
Câu 4: Việc sử dụng từ thiên thư có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung bài thơ?
- A. Là lời cảnh cáo đối với bọn giặc ngoại xâm sang xâm lược nước Nam sẽ phải nhận lấy thất bại thảm hại
- B. Là niềm tự hào về tác giả về chủ quyền ranh giới của đất nước
- C. A, B đúng
- D. Khẳng định chủ quyền đất nước nước Nam là một chân lí hiển nhiên, không ai có thể xâm phạm
Câu 5: Nội dung nào không xuất hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà?
- A. Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt
- B. Khẳng định ranh giới lãnh thổ
- C. Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 6: Bài thơ không phải bài lí luận khô khan nhờ có các yếu tố biểu cảm nào?
- A. Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước
- B. Thể hiện niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc
- C. Câu chữ, giọng điệu thể hiện tình cảm sâu xa của tác giả
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Câu 2 (2 điểm): Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?
Bình luận