Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 6 Nam quốc sơn hà

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A. Tương truyền là Lý Thường Kiệt
  • B. Trần Quang Khải
  • C. Nguyễn Trãi
  • D. Nguyễn Du

Câu 2: Bài thơ được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

  • A. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng
  • B. Cuộc kháng chiến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
  • C. Cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên ở bến Chương Dương
  • D. Cuộc đại phá quân Thanh

Câu 3: Bài thơ mang giọng điệu như thế nào?

  • A. Dõng dạc, đanh thép
  • B. Nhẹ nhàng, tha thiết
  • C. Sâu lắng, tình cảm
  • D. Bi thiết, trầm buồn

Câu 4: Việc sử dụng từ thiên thư có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung bài thơ?

  • A. Là lời cảnh cáo đối với bọn giặc ngoại xâm sang xâm lược nước Nam sẽ phải nhận lấy thất bại thảm hại
  • B. Là niềm tự hào về tác giả về chủ quyền ranh giới của đất nước
  • C. A, B đúng
  • D. Khẳng định chủ quyền đất nước nước Nam là một chân lí hiển nhiên, không ai có thể xâm phạm

Câu 5: Nội dung nào không xuất hiện trong bài thơ Nam quốc sơn hà?

  • A. Khẳng định bề dày truyền thống văn hóa của người Việt
  • B. Khẳng định ranh giới lãnh thổ
  • C. Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 6: Bài thơ không phải bài lí luận khô khan nhờ có các yếu tố biểu cảm nào?

  • A. Thể hiện niềm tự hào về chủ quyền và biên giới lãnh thổ của đất nước
  • B. Thể hiện niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc
  • C. Câu chữ, giọng điệu thể hiện tình cảm sâu xa của tác giả
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Câu 2 (2 điểm): Ở hai câu cuối, tác giả nói về điều gì, nói với ai và bằng thái độ, tình cảm như thế nào?

 


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

A

D

A

D

2. Phần tự luận

Câu 1:

* Chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ:

  • Chủ đề: Tình yêu nước và lòng tự hào về độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc
  • Cảm hứng chủ đạo: 
    • Tiếng nói yêu nước, khẳng định độc lập chủ quyền và tinh thần quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của quốc gia, dân tộc
    • Ẩn sâu trong dòng cảm xúc đó là niềm tự hào dân tộc, ý chí và sức mạnh Việt Nam

=> Là khúc “thần ca” chống xâm lăng, biểu lộ khí phách, ý chí tự lực tự cường của đất nước và con người Việt Nam

Câu 2:

  • Ở hai câu cuối, tác giả nói với quân giặc với thái độ căm hận và khinh bỉ
  • Từ “nghịch lỗ” => lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta

=> Lời cảnh báo cũng chính là lời thách thức quân giặc, nhằm khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm phạm nước ta thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong

 

Bình luận

Giải bài tập những môn khác