ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 6:
“Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng. Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất. Có chiếc lá nhẹ nhàng, khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại: cả một thời quá khứ có vẻ đẹp nên thơ. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.”
Câu 1: Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?
- A. Song hành
- B. Quy nạp
- C. Diễn dịch
- D. Tổng phân hợp
Câu 2: Câu nào thể hiện chủ đề của đoạn văn trên?
- A. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi cố gượng ngoi đầu lên, hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất
- B. Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng
- C. Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lên cành
- D. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại
Câu 3: Từ ngữ chủ đề của đoạn văn trên là gì?
- A. Rụng
- B. Tâm tình riêng
- C. Linh hồn riêng
- D. Cả bốn từ ngữ trên
Câu 4: Nội dung của văn bản là gì?
- A. Kể về vẻ đẹp của những chiếc lá ở những thời điểm trong năm
- B. Kể về hành trình của từng chiếc lá khác nhau
- C. Kể về câu chuyện của những chiếc lá khác nhau tựa như những con người khác nhau, đời sống khác nhau, tâm tư khác nhau để truyền tải thông điệp
- D. Kể về câu chuyện của chiếc lá cũng như con người, cũng có những niềm hạnh phúc và nỗi đau riêng
Câu 5: Với đoạn văn trên, nhận xét nào nói đúng nhất quan hệ ý nghĩa của các câu trong đoạn văn với nhau và với câu chủ đề?
- A. Bổ sung ý nghĩa cho nhau
- B. Bình đẳng với nhau về mặt ý nghĩa
- C. Cùng làm rõ nội dung ý nghĩa của câu chủ đề
- D. Gồm B và C
Câu 6: Đoạn văn bản trên được trình bày dưới hình thức như thế nào?
- A. Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- B. Có nhiều câu văn tạo thành
- C. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, đứng đầu đoạn
- D. Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu một số kiểu đoạn văn thường gặp và khái quát nội dung chính của từng loại?
Câu 2 (2 điểm): Đoạn văn sau là loại đoạn văn gì? Dựa vào đâu em biết điều đó?
“Đề cao sự khác biệt không phải là cổ động cho lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ mọi trách nhiệm. Đề cao sự khác biệt không có nghĩa chấp nhận những sự kì dị, quái đản cốt làm cho cá nhân nổi bật giữa đám đông, xa lạ với văn hóa truyền thống của dân tộc. Đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc tán thành lối sống tự do vô mục đích. Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ích cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.”
Bình luận