Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 2 Thực hành tiếng Việt

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đoạn văn có hình thức như thế nào?

  • A. Bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
  • B. Do nhiều câu văn tạo thành.
  • C. Có câu chủ đề mang nội dung khái quát, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Có mấy kiểu đoạn văn thường gặp?

  • A. 3 loại
  • B. 2 loại
  • C. 5 loại
  • D. 4 loại

Câu 3: Đoạn văn có câu chủ đề ở cả đầu và cuối đoạn văn là kiểu đoạn văn nào?

  • A. Đoạn văn diễn dịch
  • B. Đoạn văn phối hợp
  • C. Đoạn văn song song
  • D. Đoạn văn quy nạp

Câu 4: Đoạn văn song song có đặc điểm gì?

  • A. Mỗi câu trong đoạn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn
  • B. Các câu trong đoạn trình bày từ ý nhỏ đến ý lớn, từ cụ thể đến khái quát
  • C. Các câu trong đoạn văn không theo một trình tự nhất định nào
  • D. A, B, C đều sai

Câu 5: Đoạn đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

  • A. Song song
  • B. Phối hợp
  • C. Quy nạp
  • D. Diễn dịch

Câu 6: Câu văn nào là câu chủ đề của đoạn văn trên?

  • A. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa
  • B. Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi
  • C. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng
  • D. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu khái niệm đoạn văn, câu chủ đề của đoạn văn.

Câu 2 (2 điểm): Đoạn văn sau là loại đoạn văn gì? Dựa vào đâu em biết điều đó?

“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

B

A

C

D

2. Phần trắc nghiệm

Câu 1:

  • Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành, bắt đầu bằng chữ hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn.
  • Câu chủ đề của đoạn văn là câu mang nội dung khái quát của đoạn, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.

Câu 2:

Đoạn văn trên là đoạn văn diễn dịch. 

Giải thích:

Vì có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn (Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay). Khẳng định hai nét đặc sắc của tiếng Việt là đẹp và hay

Các câu tiếp theo nói rõ cái đẹp, cái hay thể hiện cụ thể như thế nào


Bình luận

Giải bài tập những môn khác