Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 1: Chái bếp

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 1: Chái bếp. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ Chái bếp do ai sáng tác?

  • A. Lý Hữu Lương
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Bằng Việt
  • D. Y Phương

Câu 2: Nhan đề Chái bếp chỉ cái gì?

  • A. Gian bếp của người Dao
  • B. Một góc nhỏ trong gian bếp của người Dao để đặt bếp
  • C. Gian nhỏ lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng
  • D. Một góc mái trên cao trong gian bếp của người Dao

Câu 3: Câu thơ nào được điệp lại nhiều nhất trong bài thơ?

  • A. Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
  • B. Cho tôi về chái bếp nhà tôi
  • C. Chái nhà tôi bao lần vàng cọ
  • D. Nhà ba gian quá giang một chái

Câu 4: Câu thơ “Có mặt người dợm nắng dợm sương” có thể là chỉ ai?

  • A. Người mẹ
  • B. Người cha
  • C. A, B đều sai
  • D. A, B đều đúng

Câu 5: Câu thơ “Hồn người chờ thuyền về quê cũ” nói đến quan niệm gì của người Dao?

  • A. Khi chết đi hồn sẽ vượt biển trở về với tổ tiên cũng là nơi phát tích của tộc người Dao
  • B. Khi chết đi hồn sẽ lên thuyền đi khắp mọi nơi
  • C. Khi chết đi hồn sẽ chờ đợi gia đình, người yêu ở bến sông
  • D. Tất cả đáp án trên đều sai

Câu 6: Câu thơ “Ngọn khói cong ngủ rồi chưa dậy” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Nhân hóa
  • B. Ẩn dụ
  • C. So sánh
  • D. Hoán dụ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?

Câu 2 (2 điểm): Điệp từ “cho” xuất hiện trong bài thơ mang dụng ý gì?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì?

  • A. Biểu cảm
  • B. Miêu tả
  • C. Tự sự
  • D. Thuyết minh

Câu 2: Bài thơ Chái bếp là viết về dân tộc nào?

  • A. Dân tộc Thái
  • B. Dân tộc Dao
  • C. Dân tộc Chăm
  • D. Dân tộc Tày

Câu 3: Từ dợm nắng dợm sương trong câu thơ: “Có một người dợm nắng dợm sương” gợi tả ý nghĩa gì?

  • A. Sự vất vả in hằn trên gương mặt con người
  • B. Sự trải nghiệm sương nắng của con người
  • C. Con người hàng ngày phải chịu cảnh nắng sương
  • D. Nắng sương không làm cho con người thay đổi

Câu 4: Câu thơ nào được điệp lại nhiều nhất trong bài thơ?

  • A. Chái bếp vườn nhà cha gọi tên
  • B. Chái nhà tôi bao lần vàng cọ
  • C. Cho tôi về chái bếp nhà tôi
  • D. Nhà ba gian quá giang một chái

Câu 5: Hình ảnh chái bếp hiện lên trong tâm trí tác giả như thế nào?

  • A. Sung túc
  • B. Mộc mạc, giản dị
  • C. Đạm bạc, đơn sơ
  • D. Hiện đại

Câu 6: Những hình ảnh và âm thanh trong bài thơ đã khiến em nhớ lại điều gì?

  • A. Những kỉ niệm đến trường đi học cùng bạn bè
  • B. Những kỉ niệm ngồi trên lưng trâu thả diều thổi sáo
  • C. Những kỉ niệm với bà con hàng xóm
  • D. Những kỉ niệm bên gia đình, người thân yêu và căn nhà của mình

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Chái bếp?

Câu 2 (2 điểm): Câu thơ “Cho tôi về chái bếp nhà tôi” được điệp lại nhiều lần có tác dụng gì?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 1: Chái bếp, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác