Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 8: Chuyến du hành về tuổi thơ

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 8: Chuyến du hành về tuổi thơ. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

 

 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn bản giới thiệu về đối tượng nào?

  • A. Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Ngọc Tư
  • B. Cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh
  • C. Bộ phim Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư
  • D. Bộ phim Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chuyển thể từ cuốn sách cùng tên của Nguyễn Nhật Ánh

Câu 2: Nhân vật chính trong cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là ai?

  • A. Hải cò
  • B. Con Tủn
  • C. Tí sún
  • D. Cậu bé Mùi lúc bé và khi đã lớn

Câu 3: Văn bản thuộc loại văn bản nào?

  • A. Văn bản thông tin giới thiệu về một bộ phim
  • B. Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên
  • C. Văn bản thông tin giới thiệu về một cuốn sách
  • D. Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Câu 4: Nội dung phần 3 của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là gì?

  • A. Khẳng định giá trị của cuốn sách
  • B. Đưa ra nhận xét, đánh giá của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.
  • C. Nêu chủ đề của cuốn sách
  • D. Đưa ra thông điệp của cuốn sách muốn gửi gắm

Câu 5: Từ ngữ nào sau đây không được dùng để thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ?

  • A. Vui sướng
  • B. Bồi hồi
  • C. Nhung nhớ
  • D. Ngỡ ngàng

Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích sau là gì?

Với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Nguyễn Nhật Ánh đã trao tận tay độc giả chiếc vé quý giá trở về những ngày ấu thơ xa vắng, cùng sống lại những kỉ niệm tinh khôi, cùng đắm mình trong dòng suối mát của những năm tháng thiếu thời vô lo nghĩ. Một cuốn sáng đáng đọc cho “cho tất cả những ai đã từng là trẻ con”.

  • A. Giới thiệu nội dung khái quát cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
  • B. Trình bày giá trị của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi th
  • C. Trình bày ấn tượng và nêu nhận xét khái quát về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
  • D. Lời khuyến khích mọi người tìm đọc cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản, phân tích tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn.

Câu 2 (2 điểm): Văn bản gồm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nội dung cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là gì?

  • A. Là dòng hồi tưởng của Mùi về những năm tháng quá khứ vô lo vô nghĩ
  • B. Là nỗi nhớ của Mùi về những ngày tháng bên những người bạn thân
  • C. Là câu chuyện về những năm tháng đi học của Mùi
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

  • A. Tự sự
  • B. Nghị luận
  • C. Thuyết minh
  • D. Miêu tả

Câu 3: Tác giả đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào trong văn bản?

  • A. Hình ảnh nhân vật Mùi trong cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
  • B. Hình ảnh bìa cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
  • C. Hình ảnh các “phi vụ” nghịch ngợm trong cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả?

  • A. Nhan đề của văn bản như những văn bản khác, không có gì khác biệt
  • B. Nhan đề của văn bản đem đến nhiều liên tưởng cho người đọc
  • C. Nhan đề của văn bản gây ấn tượng, chạm đến cảm xúc, gợi sự tò mò của người đọc về văn bản
  • D. Nhan đề của văn bản khiến người đọc cảm nhận được vẻ đẹp mộng mơ của tuổi thơ

Câu 5: Nội dung phần 2 của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là gì?

  • A. Tóm tắt nội dung của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
  • B. Đưa ra nhận xét, đánh giá của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
  • C. Phân tích nghệ thuật đặc sắc của cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
  • D. A, B đúng

Câu 6: Theo tác giả, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh đã cho người đọc thấy điều gì?

  • A. Chiếc vé quý giá trở về những ngày ấu thơ xa vắng
  • B. Cùng sống lại những kỉ niệm tinh khôi
  • C. Cùng đắm chìm trong dòng suối mát của những năm tháng thiếu thời vô lo nghĩ
  • D.Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là gì và mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy?

Câu 2 (2 điểm): Mục đích viết của văn bản này là gì? Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được mục đích đó như thế nào? 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 8 Chuyến du hành về tuổi thơ, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác