Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 4: Thực hành tiếng việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nghĩa tường minh của câu là:

  • A. Nội dung thông báo được diễn đạt gián tiếp từ các từ ngữ trong câu
  • B. Nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
  • C. Nội dung thể hiện ý nghĩa tích cực của câu 
  • D. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu

Câu 2: Nghĩa tường minh của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?

  • A. Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây
  • B. Khi ăn quả thì phải nhớ kẻ một đường thẳng để trồng cây
  • C. Ăn quả xong nhớ đem hạt đi trồng cây
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để:

  • A. Diễn tả những nội dung tế nhị
  • B. Tăng hiệu quả giao tiếp
  • C. Giúp văn bản hoặc lời nói trở nên huyền bí
  • D. Cả A và B

Câu 4: Từ ngữ toàn dân là gì?

  • A. Là từ ngữ được sử dụng trên các kênh VTV
  • B. Là từ ngữ miền Bắc, từ ngữ thường dùng của người dân thành phố Hà Nội
  • C. Là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Đâu là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?

  • A. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc
  • B. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc
  • C. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài
  • D. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay

Câu 6: “Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!”

Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên.

  • A. Quả
  • B. Nom
  • C. Tấc, thước, phân
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nêu khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ địa phương có giá trị như thế nào khi sử dụng trong văn chương?

Câu 2 (2 điểm): Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu ca dao sau. Vì sao em hiểu được hàm ý đó?

“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa" 

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.”

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nghĩa hàm ẩn của câu là:

  • A. Những điều hài hước, gây cười mà người viết (nói) ngầm thể hiển
  • B. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
  • C. Nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Tìm nghĩa hàm ý trong đoạn văn sau:

“Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.”

(Chu Văn, Bão biển)

  • A. Ông già đi muộn giờ
  • B. Ông già đến khám muộn
  • C. Bệnh tình của ông già rất nặng
  • D. Ông già bị bác sĩ trách

Câu 3: “Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay” là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ nào?

  • A. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi
  • B. Một điều nhịn chín điều lành
  • C. Một nghề cho chín hơn chín mười nghề
  • D. Tốt danh hơn lành áo

Câu 4: Hàm ý là gì?

  • A. Phần nghĩa được thông báo trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
  • B. Phần được thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
  • C. Cả đáp án A và B
  • D. Không xác định được

Câu 5: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :

  • A. Người nói( người viết) hiểu thế nào là hàm ý - Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý
  • B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói - Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý
  • C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói - Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán được hàm ý
  • D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp - Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý

Câu 6: “Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!”

Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên

  • A. Khoai sắn
  • B. Tình quê
  • C. Thiệt thà
  • D. Cả A và C

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau đây:

a. “- Bác có thấy con lớn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”

b. “- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?”

Câu 2 (2 điểm): Tìm câu mang nghĩa hàm ẩn trong đoạn trích sau đây. Cho biết nghĩa hàm ẩn đó là gì?

“Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.”

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 4: Thực hành tiếng việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác