Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 4 Thực hành tiếng việt
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nghĩa tường minh của câu là:
- A. Nội dung thông báo được diễn đạt gián tiếp từ các từ ngữ trong câu
- B. Nội dung thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu
- C. Nội dung thể hiện ý nghĩa tích cực của câu
- D. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
Câu 2: Nghĩa tường minh của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
- A. Khi ăn quả, ta phải nhớ đến người trồng cây
- B. Khi ăn quả thì phải nhớ kẻ một đường thẳng để trồng cây
- C. Ăn quả xong nhớ đem hạt đi trồng cây
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Nghĩa hàm ẩn được sử dụng trong đời sống và trong tác phẩm văn học để:
- A. Diễn tả những nội dung tế nhị
- B. Tăng hiệu quả giao tiếp
- C. Giúp văn bản hoặc lời nói trở nên huyền bí
- D. Cả A và B
Câu 4: Từ ngữ toàn dân là gì?
- A. Là từ ngữ được sử dụng trên các kênh VTV
- B. Là từ ngữ miền Bắc, từ ngữ thường dùng của người dân thành phố Hà Nội
- C. Là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Đâu là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Cái nết đánh chết cái đẹp”?
- A. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc
- B. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc
- C. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bề ngoài
- D. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay
Câu 6: “Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào!”
Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên.
- A. Quả
- B. Nom
- C. Tấc, thước, phân
- D. Tất cả các đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ địa phương có giá trị như thế nào khi sử dụng trong văn chương?
Câu 2 (2 điểm): Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu ca dao sau. Vì sao em hiểu được hàm ý đó?
“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa"
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.”
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | A | D | C | C | B |
2. Phần tự luận
Câu 1:
- Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Khi sử dụng trong văn chương, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn
Câu 2:
- Nghĩa tường minh là: Bao giờ cá chạch đẻ ở trên ngọn cây đa, chim sáo đẻ trứng à dưới nước thì ta sẽ lấy mình
- Nghĩa hàm ẩn: Không bao giờ ta lấy mình
- Căn cứ vào phần nghĩa tường minh để xác định hàm ý.
=> Nêu điều kiện dẫn đến hôn nhân: bao giờ cá chạch đẻ trên ngọn cây đa, chim sáo đẻ trứng dưới nước thì ta lấy mình. Nhưng vì không bao giờ có chuyện đó nên không bao giờ có chuyện ta lấy mình
Bình luận