Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 4 Thực hành tiếng việt

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Nghĩa hàm ẩn của câu là:

  • A. Những điều hài hước, gây cười mà người viết (nói) ngầm thể hiển
  • B. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
  • C. Nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Tìm nghĩa hàm ý trong đoạn văn sau:

“Bác sĩ cầm mạch, sẽ cắn môi, nhìn ông già giọng phàn nàn:

- Chậm quá. Đến bây giờ mới tới.”

(Chu Văn, Bão biển)

  • A. Ông già đi muộn giờ
  • B. Ông già đến khám muộn
  • C. Bệnh tình của ông già rất nặng
  • D. Ông già bị bác sĩ trách

Câu 3: “Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay” là nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ nào?

  • A. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi
  • B. Một điều nhịn chín điều lành
  • C. Một nghề cho chín hơn chín mười nghề
  • D. Tốt danh hơn lành áo

Câu 4: Hàm ý là gì?

  • A. Phần nghĩa được thông báo trực tiếp bằng từ ngữ trong câu
  • B. Phần được thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy
  • C. Cả đáp án A và B
  • D. Không xác định được

Câu 5: Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :

  • A. Người nói( người viết) hiểu thế nào là hàm ý - Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý
  • B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói - Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý
  • C. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói - Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán được hàm ý
  • D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp - Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý

Câu 6: “Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!”

Hãy chỉ ra từ ngữ địa phương trong câu trên

  • A. Khoai sắn
  • B. Tình quê
  • C. Thiệt thà
  • D. Cả A và C

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau đây:

a. “- Bác có thấy con lớn cưới của tôi chạy qua đây không?

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”

b. “- Bề ngang hai mươi thước, bề dài hai mươi thước đúng. Thì ra là con rắn vuông bốn góc à?”

Câu 2 (2 điểm): Tìm câu mang nghĩa hàm ẩn trong đoạn trích sau đây. Cho biết nghĩa hàm ẩn đó là gì?

“Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.”


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

B

B

C

D

 

2. Phần tự luận

Câu 1:

a.

  • Nghĩa tường minh: Bác có thấy con lợn chạy qua đây không, Tôi không thấy con lợn nào cả
  • Nghĩa hàm ẩn: Muốn khoe con lợn của mình, tôi có chiếc áo mới

b.

  • Nghĩa tường minh: Con rắn to dài vừa tròn hai mươi thước là con rắn vuông à
  • Nghĩa hàm ẩn: Làm gì có con rắn nào dài hai mươi thước

Câu 2:

  • Câu mang nghĩa hàm ẩn là: Cơm sôi rồi, nhão bây giờ
  • Nghĩa hàm ẩn: muốn nhờ ba chắt giúp nước cơm

Bình luận

Giải bài tập những môn khác