Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 10: Bạn đến chơi nhà

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 10: Bạn đến chơi nhà. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

 

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thơ gì?

  • A. Thất ngôn bát cú
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt
  • C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
  • D. Ngũ ngôn bát cú

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài thơ là gì?

  • A. So sánh, đối lập
  • B. Nhân hóa, đối lập
  • C. Liệt kê, đối lập
  • D. Liệt kê, ẩn dụ

Câu 3: Bài thơ sử dụng thành ngữ nào?

  • A. Vườn rộng rào thưa
  • B. Trẻ thời đi vắng
  • C. Ao sâu nước cả
  • D. Bầu vừa rụng rốn

Câu 4: Từ câu thơ thứ 2 đến câu thơ thứ 7, tác giả nói về sự thiếu thốn vật chất nhằm mục đích gì?

  • A. Miêu tả cảnh nghèo của mình
  • B. Diễn đạt một cách hí hỏm tình cảm chân thành, sâu sắc
  • C. Thể hiện ý không muốn tiếp đãi bạn
  • D. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình

Câu 5: Tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ Bạn đến chơi nhà là gì?

  • A. Nhấn mạnh tình bạn chân thành, thắm thiết, gắn bó, vượt lên vật chất tầm thường của tác giả
  • B. Tạo sự hài hước, gây cười cho người đọc
  • C. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Dòng nào sau đây là nhận định không chính xác về thơ văn của Nguyễn Khuyến?

  • A. Thơ ông châm biếm, đả kích thực dân xâm lược và tầng lớp thống trị
  • B. Ông sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ
  • C. Thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình và bạn bè
  • D. Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phát mà khổ cực

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn, theo em đó là quan niệm gì?

Câu 2 (2 điểm): So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Thể thơ của bài giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây:

  • A. Bài ca Côn Sơn
  • B. Sông núi nước Nam
  • C. Qua Đèo Ngang
  • D. Sau phút chia ly

Câu 2: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “cả” trong câu “Ao sâu nước cả khôn chài cá”

  • A. To
  • B. Lớn
  • C. Dồi dào
  • D. Tràn trề

Câu 3: Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà?

  • A. Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất
  • B. Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B sai

Câu 4: Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?

  • A. Ao sâu nước cả
  • B. Cải chửa ra cây
  • C. Bầu vừa rụng rốn
  • D. Đầu trò tiếp khách

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng về bài thơ?

  • A. Bài thơ thể hiện tâm trạng vui mừng khi có bạn đến chơi nhà
  • B. Bài thơ thể hiện cuộc sống nghèo túng, khốn khó và nỗi hổ thẹn với bạn
  • C. Bài thơ sử dụng từ ngữ thuần Việt, giản dị, gần gũi cuộc sống thôn quê
  • D. Bài thơ thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết

Câu 6: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ là?

  • A. Đảo ngữ, liệt kê
  • B. Nhân hoá, liệt kê
  • C. Nói quá
  • D. Đối lập, liệt kê

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ. 

Câu 2 (2 điểm): Câu thơ thứ tám bài thơ “Bạn đến chơi nhà” và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 10 Bạn đến chơi nhà, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác