Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 1: Nhớ đồng

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 1: Nhớ đồng. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ Nhớ đồng do ai sáng tác?

  • A. Chế Lan Viên
  • B. Y Phương
  • C. Tố Hữu
  • D. Thanh Hải

Câu 2: Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác vào thời gian nào?

  • A. Tháng 5/1939
  • B. Tháng 2/1940
  • C. Tháng 8/1940
  • D. Tháng 7/1939

Câu 3: Bài thơ Nhớ đồng ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế)
  • B. Khi tác giả nhớ về những người bạn hoạt động cách mạn
  • C. Khi tác giả nhớ về những ngày bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế)
  • D. Khi tác giả gặp lại các đồng chí cùng hoạt động cách mạng

Câu 4: Điệp từ “đâu” trong khổ thơ thứ 2 tạo nên giọng điệu gì?

  • A. Du dương, bay bổng.
  • B. Tươi vui, hồn nhiên, trong sáng
  • C. Tha thiết, diễn tả niềm thương nhớ trào dâng của tác giả
  • D. Buồn bã, tuyệt vọng

Câu 5: Tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Nhớ đồng là gì?

  • A. Vui tươi, phấn khởi khi nhớ lại những kỉ niệm xưa
  • B. Buồn nhớ quê hương, đồng bào da diết
  • C. Luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống tự do
  • D. Bâng khuâng, bồn chồn trước cảnh ngục tù

Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng về bài thơ Nhớ đồng?

  • A. Bài thơ là nỗi nhớ thương mẹ già còng lưng trên những cánh đồng trải dài vô tận
  • B. Bài thơ là nỗi lo sợ, hoang mang của chàng trai trẻ lần đầu bị giam cầm
  • C. Bài thơ là nỗi lòng tha thiết nhớ về người yêu - một cô thôn nữ mộc mạc, xinh đẹp
  • D. Bài thơ là những dòng tâm tư tha thiết của nhà thơ trẻ hướng về quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trong bài thơ Nhớ đồng, vì sao tiếng hò vọng vào nhà tù lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ?

Câu 2 (2 điểm): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ “Nhớ đồng” được in trong tập thơ:

  • A. Việt Bắc (1946 - 1954)
  • B. Một tiếng đờn (1979 - 1992)
  • C. Từ ấy (1937 - 1946)
  • D. Máu và hoa (1972 - 1977)

Câu 2: Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “Nhớ đồng” là gì?

  • A. Bâng khuâng, bồn chồn trước cảnh lao tù
  • B. Buồn và nhớ quê hương, đồng bào da diết
  • C. Vui tươi, phấn khởi khi nhớ lại những kỉ niệm xưa
  • D. Luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống tự do

Câu 3: Bài thơ “Nhớ đồng” thuộc thể loại:

  • A. Thơ văn xuôi
  • B. Thơ tự sự
  • C. Thơ trữ tình
  • D. Thơ phê phán

Câu 4: Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng” được hình thành từ:

  • A. Những âm thanh hết sức bình dị của cuộc sống
  • B. Những kỉ niệm từ ngày tác giả còn hoạt động cách mạng
  • C. Tiếng chim tu hú gọi hè nơi tác giả bị giam cầm
  • D. Tiếng hò vọng vào nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm

Câu 5: Con người gần gũi thân thuộc thân thương được mô tả qua những hình ảnh nào trong bài thơ?

  • A. Những lưng còng xuống luống cày 
  • B. Những bàn tay vãi giống 
  • C. Một giọng hò đưa hố não nùng
  • D. Cả ba ý trên

Câu 6: Điệp từ "đâu" trong đoạn thơ sau đã tạo nên giọng điệu gì?

“Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thuở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi”

  • A. Tạo ra nhạc điệu tha thiết, diễn tả niềm thương nhớ trào dâng trong lòng nhà thơ trẻ
  • B. Giọng điệu du dương, bay bổng
  • C. Giọng điệu tươi tắn, hồn nhiên
  • D. Tạo giọng điệu buồn bã, tuyệt vọng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Mở đầu bài thơ là nỗi niềm gì của tác giả?

Câu 2 (2 điểm): Hình ảnh quê hương trong tâm trí nhân vật trữ tình hiện ra như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 1: Nhớ đồng, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác