Soạn ngắn gọn văn 8 chân trời bài 1: Nhớ đồng

Soạn siêu ngắn bài 1: Nhớ đồng sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH: Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Gợi ý:

Vùng đất thủ đô ngàn năm văn hiến cùng con người Hà Nội thanh lịch đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm

 

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH1: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Trả lời:

Cảm xúc nhớ đồng quê da diết.

Dựa vào chữ ''đâu” bốn lần xuất hiện diễn tả một cách xúc động, đầy ám ảnh nỗi nhớ đồng quê gắn liền với nỗi đau buồn cô đơn của nhà thơ đang bị đày đọa trong chốn ngục tù.

CH2: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

Trả lời:

Nêu ra sự ám ảnh lớn với người đọc: nỗi nhớ thương quê hương da diết

 

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH1: Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

Trả lời:

Thể thơ bảy chữ.

Câu thơ thứ nhất, thứ hai và thứ tư có cùng vần “ui”, các câu thơ có nhịp 4/3.

CH 2: Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

Trả lời: 

Phép lặp: 

  • “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ/ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!”
  • “Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh”
  • Điệp từ "đâu"

Tác dụng: nêu gợi ra một sự ám ảnh lớn trong lòng người đọc. Câu thơ khơi gợi nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. 

CH3: Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Trả lời:

Phần 1 (9 khổ thơ đầu): nỗi nhớ của người cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

Phần 2 (2 khổ tiếp): nhà thơ nhớ về bản thân mình những ngày chưa bị giam cầm

Phần 3 (còn lại): trở lại thực tại phòng giam ngột ngạt

Mạch cảm xúc: 

  • Các phần đi từ khao khát đến thực tại

  • Mạch cảm xúc đi từ nỗi nhớ quê nhà đến nhớ những ngày tự do cho đến thực tại phũ phàng bây giờ. 

  • Mạch cảm xúc tự nhiên mà logic, rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ trẻ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm

CH4: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

Trả lời:

Cảm hứng chủ đạo: tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. 

Dựa trên cảm hứng xuất phát từ tiếng hò cùa nhà thơ cũng như việc sử dụng phép lặp, những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu khơi gợi nỗi nhớ quê hương da diết thể hiện 

CH5: Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Trả lời:

Chủ đề: khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống.

Thể hiện qua việc:

  • Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.

  • Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.

  • Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

CH6: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Trả lời:

Thông điệp: 

  • Biết yêu quý, trân trọng quê hương đất nước
  • Biết ơn cuộc sống, những gì đang có
  • Biết sống hết mình, hoạt động cách mạng hết mình

CH7: Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Trả lời:

Cảnh sắc ,con người nơi đồng quê hiện lên rất đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là đồng ruộng với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo năm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Là những bóng dáng người lao động lam lũ, nhọc nhằn, và nhất là bóng dáng người mẹ già đơn chiếc – những kiếp người muôn đời gắn bó với đất đai. Họ chất phác và bền bỉ như đất đai. Không gian sau nỗi nhớ thật bình dị thân thuộc, khắc khoải một tâm trạng kiếm tìm, nuối tiếc, trân trọng những vẻ đẹp của nhà thơ. Làng quê hiện về trong kí ức với sự bình yên, đáng yêu đáng quí. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời bài 1 Nhớ đồng, Soạn ngắn ngữ văn 8 CTST bài Nhớ đồng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác