Soạn ngắn gọn văn 8 chân trời bài 1: Trong lời mẹ hát
Soạn siêu ngắn bài 1: Trong lời mẹ hát sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHUẨN BỊ ĐỌC
CH: Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ
Gợi ý:
Bài 1:
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
Bài 2:
Ôm con mẹ đếm sao trời
Đếm hoài không hết một đời long đong.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
CH 1: Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?
Trả lời:
Gợi nhớ đến những câu hát ru:
Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về
Cò về thăm quán cùng quê
Thăm cha thăm mẹ cò về thăm anh.
hay:
Con ơi con ngủ cho ngoan
Để mẹ xúc nốt, để mẹ xúc nốt bồ than cho đầy
Ngủ đi con nhé con ơi
Mai sau con lớn, mai sau con lớn thành người trò ngoan.
CH 2: Điều mà con "nghe" được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?
Trả lời:
Điều mà con "nghe" được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này là cả cuộc đời của mẹ và thấy cả cuộc đời của mình.
Còn trong các khổ thơ trước thì con "nghe" được các sự vật ngoài kia mà mẹ kể.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
CH 1: Xác định thể thơ của bài Trong lời mẹ hát.
Trả lời:
Thể thơ 6 chữ.
CH 2: Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?
Trả lời:
Vần trong bài thơ là vần cách.
Đa phần chữ cuối câu thơ thứ 2 và thứ 4 ở chung 1 đoạn có cùng vần với nhau.
CH 3: Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ? Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?
Trả lời:
Bố cục đi từ sự chảy trôi của thời gian đến sự nhận thức của người con về sự già nua của người mẹ và cuối cùng là tình cảm của người con.
CH 4: Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh. Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.
Trả lời:
“Chòng chành nhịp võng ca dao”
- Sử dụng từ láy chòng chành thay cho từ đung đưa thể hiện sự khó khăn, vất vả của mẹ
- Đảo từ “chòng chành” lên đầu câu nhằm nhấn mạnh
- “Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau” => sử dụng hình ảnh nhân hóa để tô đậm lên hình ảnh của mẹ thời còn trẻ.
CH 5: Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy?
Trả lời:
- Hết lòng yêu thương con, chăm chỉ, tần tảo, suốt đời hi sinh thầm lặng cho con qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió.
- Mẹ luôn chú trọng bồi đắp đời sống tâm hồn phong phú cho con, mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất.
CH 6: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.
Trả lời:
Cảm hứng chủ đạo: yêu thương và biết ơn trước công ơn và đức hi sinh của người mẹ.
Tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh:
- Nhấn mạnh, gây ấn tượng cho lời thơ.
- Nhấn mạnh thời gia trôi quá nhanh kéo theo sự già đi của mẹ.
- Gợi cảm xúc nôn nao, buồn đến xót xa khi trông thấy mẹ ngày càng già đi, thêm tuổi.
- Đã khắc hoạ tình yêu thương vô bờ bến cùng lòng biết ơn vô hạn của người con với mẹ mình.
CH 7: Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.
Trả lời:
Nhan đề thể hiện được khái quát nội dung bài thơ, thể hiện được cái hồn của tác phẩm (sự hi sinh của người mẹ và sự yêu thương, biết ơn của con).
CH 8: Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?
Trả lời:
Bài thơ khác: hình ảnh người mẹ được miêu tả qua hình dáng, bề ngoài.
Bài thơ này: hình ảnh người mẹ được miêu tả qua chính lời hát của người mẹ, theo trình tự thời gian.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận