Soạn ngắn gọn văn 8 chân trời bài 2: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Soạn siêu ngắn bài 2: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên sách ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

CH1: Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Gồm 3 phần:

Phần mở đầu: Giới thiệu chung về hiện tượng tự nhiên muốn giải thích.

Phần nội dung: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.

Phần kết thúc: Tóm tắt nội dung đã giải thích

CH2: Các đề mục có mối quan hệ như thế nào với nhan đề? Nhận xét về hình thức trình bày nhan đề, các đề mục và tác dụng của chúng.

Trả lời:

Các đề mục triển khai các ý để chứng minh nhan đề.

Hình thức trình bày: được in đậm và đứng đầu đoạn văn 

Tác dụng: giúp người đọc dễ theo dõi văn bản và tô đậm các ý chính.

CH3: Tác giả in đậm những từ ngữ nào? Mục đích in đậm là gì?

Trả lời:

In đậm các từ nhật thực, nguyệt thực. 

Mục đích: 

  • đánh dấu từ khóa cần theo dõi

  • giúp người đọc dễ nhìn cũng như biết được các từ cần chú ý

  • các từ in đậm là từ khóa để theo dõi câu văn, thể hiện ý chính.

CH4: Tác giả chủ yếu chọn cách trình bày thông tin như thế nào trong bài viết trên? Dựa vào đâu em có thể xác định được như vậy? Hiệu quả của cách trình bày đó là gì?

Trả lời:

Trình bày theo cách diễn dịch

Dựa trên đề mục và ý chính của đoạn văn muốn truyền tải mà xác định được. 

Tác dụng: giúp người đọc hiểu nguyệt thực và nhật thực là gì cũng như sự khác nhau giữa hai hiện tượng thiên nhiên trên.

CH5: Nhận xét về từ ngữ được sử dụng trong bài viết?

Trả lời:

Từ ngữ phong cách khoa học, chuyên ngành thiên văn học

CH6: Bài viết đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Chỉ ra hiệu quả và cách trình bày của loại phương tiện ấy trong văn bản.

Trả lời:

Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh. 

Tác dụng: giúp người đọc dễ hình dung và phân biệt được hai hiện tượng

Cách trình bay: Hình ảnh được đưa ra sau khi nêu ra đặc điểm, có chú thích rõ ràng

 

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT

Đề bài: Trường em tổ chức tuần lễ:  "Nhà khoa học tương lai" để học sinh tìm hiểu về những bí ẩn của thế giới tự nhiên. Em hãy viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mà bản thân quan tâm để tham gia tuần lễ này.

Gợi ý:

      Mưa là những giọt nước xinh đẹp mà bầu trời ban tặng cho con người. Có thể chúng chỉ là những hạt nước nhỏ bé, nhưng khi nhiều hạt như thê tập hợp lại thì chúng tạo ra một sức mạnh ghê gớm. Mưa là một hiện tượng thời tiết có ích, nhưng nó cũng có thể tạo ra những cơn lũ lụt giết chết nhiều sinh mạng và tàn phá hơn bất kì một thiên tai nào khác. Đó chính là sức mạnh đáng sợ của những cơn mưa.

      Châu Âu vào đầu những năm 1985 bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa như trút nước. Phần lớn người dân Hà Lan bị ngập trong nước và họ phải chống chọi cật lực để bảo vệ nhà cửa và tài sản của họ, một cuộc chiến mà con người luôn phải đối mặt từ xưa đến nay. Cách đây không lâu, dòng sông Mi-xi-xi-pi vỡ bờ dẫn đến một trận lụt tồi tệ nhất nước Mĩ trong vòng 66 năm qua. Những trận lũ lụt như thế sẽ làm thiệt hại rất lớn, nhất là khi con người không được cảnh báo.

      Sức mạnh của nước nằm ở trọng lượng của nó. Chỉ cần dòng lũ cao 60cm là có thể cuốn trôi một chiếc ô tô dễ dàng. Hơn 60% số người chết trong những trận lũ là do họ mắc kẹt trong xe và bị lũ cuốn đi.

      Mưa không chỉ đem lại cho con người tai họa mà nó cũng là yếu tố mang lại sự sống trên trái đất. Không có mưa, trái đất sẽ trở thành sa mạc. Câu chuyện của mưa bắt đầu từ mặt đất, từ những đại dương. Chúng ta biết rằng nước chiếm % bề mặt diện tích của trái đất và dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi bay lên cao. Những cơn sóng bắn những hạt nước nhỏ vào không khí góp phần tạo ra hơi nước nhiều hơn. Hơi nước khi lên cao gặp lạnh tạo thành những mảng mây và ngưng tụ thành hạt rồi rơi xuống mặt đất. Nếu chúng ta tập hợp những giọt nước từ một cơn mưa thì một đám mây bình thường cũng có thể nặng khoảng 500 tấn. Trong mỗi đám mây là những hạt nước nhỏ, hàng triệu giọt li ti đó mới tạo thành một giọt nước mưa.

      Đo kích thước của một giọt nước mưa từng là một thách thức đối với các nhà khí tượng học khi nghiên cứu về mưa cho đến khi họ tìm ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Họ sàng phấn hoa vào một cái khay, để nó dưới mưa trong vài giây và sau đó làm khô trong 20 phút với nhiệt độ 177 độ c. Cuối cùng họ sàng lọc một lần nữa để thu lây những hạt mưa hoàn hảo. Những hạt mưa đạt 0,5mm mới được công nhận là mưa còn nếu nhỏ hơn thì được xem là mưa phùn. Mưa phùn có xu hướng hình thành từ những đám mây mỏng. Những hạt mưa lớn thường hình thành trong vùng nhiệt đới khi mà những đám mây ở độ cao nhất và nơi có thể những cơn bão mạnh nhất trên trái đất. Hệ thống rừng nhiệt đới phụ thuộc vào những cơn mưa. Có những vùng mưa suốt 365 ngày trong một năm, nhưng cũng có những nơi không bao giờ mưa hàng trăm năm.

      Mưa có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Nó có sức mạnh khủng khiếp, nó có thể tạo ra sự sống nhưng cũng chính là kẻ hủy diệt. Mưa là món quà tuyệt vời nhất nhưng cũng là mối nguy hiểm lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

CH1: Bài viết này có thú vị, rõ ràng, dễ hiểu hay không?

Gợi ý:

Có thú vị, dễ hiểu nhưng chưa được rõ ràng

CH2: Bài viết cần điều chỉnh những gì?

Gợi ý:

Cần tô đậm các ý chính và phân chia đề mục để bài viết rõ ràng, dễ hiểu hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 8 chân trời bài 2 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, Soạn ngắn ngữ văn 8 CTST bài 2 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác