5 phút soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 15

5 phút soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 15. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

VĂN BẢN. NHỚ ĐỒNG

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH: Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH1: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

CH2: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH1: Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

CH2: Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

CH3: Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

CH4: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

CH5: Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

CH6: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

CH7: Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH: Có một quê hương để sinh ra, lớn lên và để trở về là niềm hạnh phúc của biết bao người. Chính bởi vậy, nơi quê hương vùng Tây Bắc thân thương đã để lại cho em nhiều tình cảm và những ấn tượng về cảnh sắc, con người nơi đây. Tây Bắc với vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình và sự thân thiện, hiếu khách chắc hẳn cũng khiến không chỉ những người con được sinh ra ở đó cảm thấy thêm yêu nơi này mà hẳn là du khách đến dừng chân, tham quan nơi đây cũng sẽ yêu mến vô ngàn.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH1: - Cảm xúc của tác giả ở khổ này là nỗi nhớ thương, dựa vào điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 4 lần.

CH2: - Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của tác giả đối với mảnh đất và con người nơi đây.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH1: Bài thơ thuộc thể thơ bảy chữ.

Câu thơ thứ nhất, thứ hai và thứ tư gieo vần “ui”: mùi-vui-bùi , các câu thơ được ngắt nhịp 4/3.

CH2: - “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quanh bên trong một tiếng hò”

→ Lặp đi lặp lại 2 lần, có tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Điệp từ “đâu”

→ Lặp đi lặp lại 11 lần, có tác dụng:

+ Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.

+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.

+ Khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.

CH3: - Cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ:

Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài

+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù

+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại

- Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:

Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.

=> Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

CH4: - Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.

- Căn cứ vào tiếng hò trong bài thơ để xác định.

→ Tiếng hò được lặp lại nhiều lần: Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.

CH5: Bài thơ Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Thể hiện qua việc:

  • Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc.
  • Giọng thơ da diết, khắc khoải, sâu lắng.
  • Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mộc mạc, đời thường.

CH6: Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do. Không gì có thể hơn quê nhà cũng như sự tự do, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tình yêu đối với Tổ quốc. 

CH7: Cảnh sắc được gợi tả trong Nhớ đồng hiện lên thật dung dị, thân thương, một chốn thôn quê yên ả. Nơi ấy gợi cảm giác thanh bình. Con người là chủ thể với nét chân quê, gần gũi, mến thương. Họ là những con người yêu lao động, thiết tha cuộc sống. Họ chất phác và bền bỉ như đất đai. Làng quê hiện về trong kí ức với hương của đất, bóng mát lũy tre làng, sắc xanh nao lòng của mạ và vị ngọt bùi khoai sắn gợi một cảm giác thật bình yên, đáng yêu đáng quý.

- Những hình ảnh đó giúp ta hình dung được nỗi nhớ của tác giả cũng như thể hiện được bức tranh sinh động về cảnh vật qua nỗi nhớ mà tác giả đã thể hiện giúp ta hiểu sâu sắc hơn về nội dung của bài.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 15, soạn Văn 8 tập 1 CTST trang 15

Bình luận

Giải bài tập những môn khác