5 phút soạn Văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo trang 87
5 phút soạn Văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo trang 87. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CH1: Tìm trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng ba câu hỏi, ba câu kể và hoàn thành bảng sau:
Câu văn | Kiểu câu | Dấu hiệu nhận biết |
1. | Câu hỏi | … |
… | … | … |
6. | … | … |
CH2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu dưới đây:
- Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường hẹn ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)
a. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai?
b. Câu: "Các ngưới nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!" là câu cảm hay câu khiến? Việc dùng kiểu câu đó để kết thúc lời thoại có tác dụng gì?
CH3: Cho câu sau: Nam đang đọc truyện lịch sử.
a. Dựa vào câu trên, thêm/ bớt từ ngữ để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến.
b. Trao đổi kết quả câu a với bạn ngồi bên cạnh. Chỉ ra dấu hiệu nhận biết các kiểu câu này trong bài làm của bạn mình.
CH4: Cho đoạn văn sau:
Khi quân ra đến sông Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt, liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về bảo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.
(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)
a. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đọan văn trên và hoàn thành bảng sau:
Kiểu câu | Câu văn | Dấu hiệu nhận biết |
1. Câu khẳng định | … | … |
2. Câu phủ định | … | … |
b. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.
CH5: Dùng cụm danh từ “Vua Quang Trung” hoặc “quân đội nhà Thanh” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
CH1:
Câu văn | Kiểu câu | Dâu hiệu nhận biết |
Đoàn quân đã đi xa | Câu kể | Miêu tả về một vấn đề |
Hoài Văn Hầu mặc áo bào đỏ, vai mang cung...con ngựa trắng phau. | Câu kể | Miêu tả về một vấn đề |
Lá cờ đỏ căng lên vì ngược gió | Câu kể | Miêu tả về một vấn đề |
Nhưng quan quân ở đâu | Câu hỏi | Dấu hỏi cuối câu |
Chúng bay còn chạy đi đâu | Câu hỏi | Dâu hỏi cuối câu |
Hôm nay vui lắm, tao phải kết nghĩa anh em với mày. Được không? | Câu hỏi | Dấu hỏi cuối câu |
CH2: a. Đoạn văn trên Hoàng Lê Thống Trí nói với nghĩa quân.
b. Câu "Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác là câu cầu khiến.
Tác dụng của việc dùng câu cầu khiến để kết thúc lời thoại là để thể hiện niềm tin và lan tỏa niềm tin đó, khích lệ, động viên tinh thần quyết chiến quyết thắng của các tướng sĩ hoặc hướng dẫn, đưa ra yêu cầu hoặc đưa ra lời khuyên.
CH3: a, Nam đang ngồi đọc sách hả? - Câu hỏi.
Nam đừng ngồi đọc sách nữa! - Câu cầu khiến.
Nam chăm đọc truyện lịch sử quá! - Câu cảm thán.
b. Học sinh trao đổi làm với bạn.
Dấu hiệu nhận biết các kiểu câu:
+ Câu hỏi: Sử dụng từ để hỏi, cuối câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi, nội dung hỏi.
+ Câu cầu khiến: Sử dụng từ ngữ thường dùng trong câu cầu khiến, kết thúc bằng dấu chấm than, nội dung cầu khiến.
+ Câu cảm thán: Sử dụng từ ngữ thường dùng trong câu cảm, kết thúc bằng dấu chấm than, nội dung mang sắc thái biểu cảm.
CH4:
Kiểu câu | Câu văn | Dấu hiệu nhận biết |
Câu khẳng định | Khi quân rá đến siing Gián, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước | kết thúc bằng dấu chấm câu. |
Câu phủ định | Không hề có ai chạy về báo tin, nên nhữung đạo quân Thanh đóng.....không biết gì cả | Thường xuất hiện từ không trong câu |
b. Tác dụng của câu khẳng định: dùng để thể hiện, diễn đạt thông tin, sự vật, sự việc hay hiện tượng nào đó và nó mang tính xác thực thông tin, nội dung.
Tác dụng của câu phủ định: Câu phủ định được sử dụng để thông báo, xác định rằng không có sự vật, sự việc, tính chất hay quan hệ nào đó mà chúng ta chắc chắn rằng nó sẽ sai hoặc không hợp lí.
CH5: - Vua Quang Trung đánh tan quân đội nhà Thanh.
- Quân đội nhà Thanh không thắng được Vua Quang Trung.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo, soạn Văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo trang 87, soạn Văn 8 tập 2 CTST trang 87
Bình luận