Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 9: Thực hành tiếng việt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành tiếng việt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. LÝ THUYẾT

1.Khái niệm

a) Câu hỏi

  • Chức năng: Dùng để hỏi thông tin
  • Về hình thức: Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, mấy, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có,…không, đã…chưa, hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết câu hỏi thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
  • Ví dụ: Hôm qua, cô có giao bài tập về nhà?

b) Câu khiến

  • Khái niệm: Câu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm.
  • Hình thức: Khi viết câu khiến thường kêt sthucs bằng dấu chấm than những có thể kết thúc bằng dấu chấm (nếu ý cầu khiến không được nhấn mạnh)
  • Ví dụ: “Đừng có đi đâu đấy” (Kim Lân), “Con nín đi!” (Nguyên Hồng)

c) Câu cảm

  • Khái niệm: Câu cảm là câu dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.
  • Hình thức: Câu cảm thường có các từ ngữ cảm thán như: a, ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, chao ôi, thay, biết bao, biết chừng nào…Khi viết câu cảm thường kết thúc bằng dấu chấm than.
  • Ví dụ: “Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất” (Phạm Duy Tốn)

d) Câu kể

  • Khái niệm: Câu kể là câu được dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định,…) về sự vật, sự việc.
  • Hình thức: Câu kể không có hình thức của câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.

2. Một số lưu ý

a) Câu hỏi

  • Trong một số trường hợp câu hỏi không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, cảm thán hay khẳng định, phủ định.
  • Ví dụ: “San chả làm nội trợ mãi rồi đấy ư?” (Nam Cao) không được dùng để hỏi mà dùng để khẳng định

b) Câu kể

  • Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu kể không được dùng để kể mà chủ yếu để cầu khiến.
  • Ví dụ: “Trời sắp mưa đấy!” được dùng để nhắc nhở, yêu cầu (cất quần áo hoặc các thứ phơi bên ngoài vào nhà)

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP SGK

1. BÀI TẬP 1

Câu văn

Kiểu câu

1. Lá cờ thêu sáu chữ vàng mỗi lúc một căng lên vì ngược gió

Câu kể

2. Sáu trăm gã hào kiệt đi tìm quan quân

Câu kể

3. Ta đi tìm giặc mà đánh

Câu kể

4. Nhưng quan quân ở đâu?

Câu hỏi

5. Chúng bay còn chạy đi đâu?

Câu hỏi

6. Ai đến cứu ta vậy?

Câu hỏi

  • Dấu hiệu nhận biết:
  • Câu kể: Diễn tả diễn biến sự kiện.
  • Câu hỏi kết thúc bằng dấu hỏi chấm và thể hiện thái độ nghi vấn cần được giải đáp thắc mắc.

2. BÀI TẬP 2

a, Đoạn văn trên là lời của Vua Quang Trung nói với các tướng sĩ

b, Câu: “Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!” là câu cảm.

Việc dùng kiểu câu đó để kết thúc lời thoại có tác dụng thể hiện rõ thái độ cua Vua Quang Trung, tự tin, mạnh mẽ, quyết thắng.

3. BÀI TẬP 3

a. Dựa vào câu trên, thêm/ bớt từ ngữ để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến:

  •  Câu hỏi: Nam đang đọc truyện lịch sử có phải không?
  • Câu cảm: Nam rất chăm đọc truyện lịch sử
  • Câu khiến: Nam hãy đọc truyện lịch sử

b. Dấu hiệu nhận biết các kiểu câu

  • Câu hỏi: Đưa ra các thắc mắc cần được giải đáp
  • Câu cảm/; thể hiện thái độ, tình cảm
  • Câu khiến: Nhờ vả, sai khiến
 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 8 CTST bài 9 Thực hành tiếng việt, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời bài 9: Thực hành tiếng việt, Ôn tập văn 8 chân trời bài Thực hành tiếng việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác