5 phút soạn Văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo trang 9
5 phút soạn Văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo trang 9. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
VĂN BẢN. QUA ĐÈO NGANG
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CHUẨN BỊ ĐỌC
CH: Em đã biết những thông tin gì về địa danh Đèo Ngang? Hãy chia sẻ với cả lớp.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
CH: Em hình dung như thế nào về cảnh Đèo Ngang trong bốn câu thơ đầu?
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
CH1: Xác định bố cục của bài thơ.
CH2: Cho biết bài thơ làm theo luật bằng hay luật trắc và đã tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường như thế nào?
CH3: Qua Đèo Ngang được gợi tả như thế nào trong bốn câu thơ đầu? Cảnh đó góp phần gợi tả tâm gì cho tác giả?
CH4: Trong cặp câu 3 - 4 và 5 - 6, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của chúng?
CH5: Cách ngắt nhịp của câu thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Cách ngắt nhịp giúp em hình dung như thế nào về tâm trạng của tác giả?
CH6: Em hiểu thế nào về nội dung của câu thơ cuối?
CH7: Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ?
PHẦN II. ĐÁP ÁN
CHUẨN BỊ ĐỌC
CH: - Đèo Ngang nằm trên Quốc lộ 1 vượt núi Hoành Sơn tại ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.
- Đèo Ngang có chiều dài hơn 6km, cao 250m so với mực nước biển, đường đèo quanh co, hiểm trở khó di chuyển, dân cư thưa thớt.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
CH: - Với 4 câu đầu đã phác họa bức tranh thiên nhiên với núi đèo bát ngát hoặc Sơn thấp thoáng có sự sống của con người. Vào thời điểm chiều tà, khung cảnh thiên nhiên núi đèo mênh mông, tiêu điều, sự sống thưa thớt, mờ nhạt.
SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI
CH1: Bố cục :
2 câu đề: cái nhìn chung về cảnh vật
2 câu thực: miêu tả cuộc sống con người
2 câu luận: tâm trạng tác giả
2 câu kết: nỗi cô đơn lên cao
CH2: - Luật: luật trắc vần bằng.
- Niêm: Câu 1 - câu 8, câu 2 - câu 3, câu 4 - câu 5, câu 6 - câu 7, câu 8 - câu 1.
- Vần: hiệp 1 vần bằng (hoa - nhà - gia - ta).
- Nhịp: chủ yếu 4/3, câu 5, 6 ngắt nhịp 2/2/4.
- Đối: câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6.
CH3: - Mô tả bằng hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng, từ láy đặc sắc, điệp từ; thể hiện sự hoang vắng, đìu hiu của thiên nhiên, thưa thớt của sự sống.
=> Làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp trước thiên nhiên mênh mông của tác giả.
CH4: Tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ là đảo ngữ và chơi chữ.
Tác dụng: Nói lên được cảnh quan thiên nhiên ở đèo ngang đẹp và hoang sơ đồng thời thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.
CH5: Cách ngắt nhịp câu thơ thứ 7 khác với các câu thơ khác 4/3 hoặc 3/4 thì câu thơ ngắt nhịp 4/1/2 hoặc 4/1/1/1.
-> Nhấn mạnh sự cô đơn lẻ loi của nhà thơ trước khung cảnh rậm rạp bao la của đèo ngang.
CH6: - Cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ, mang một nỗi niềm riêng, “Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng, trước thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ”.
- “Ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.
- Câu thơ cuối thâu tóm cảm xúc của bài, gợi lên sự thương cảm về cuộc đời.
CH7: Cảm hứng chủ đạo: Nỗi buồn da diết, cô đơn, lẻ loi, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa khi đứng trước khung cảnh hoang vắng, cô liêu của Đèo Ngang.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo, soạn Văn 8 tập 2 chân trời sáng tạo trang 9, soạn Văn 8 tập 2 CTST trang 9
Bình luận