5 phút soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 20
5 phút soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 20. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CH1: Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh có trong những trường hợp sau và phân tích tác dụng của chúng:
a. Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đứa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hớt)
b. Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
c. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.
(Truyện dân gian Việt Nam, Ếch ngồi đáy giếng)
d. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt. tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
(Tô Hoài, Dế Miền phiêu lưu kí)
CH2: Liệt kê năm từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người và năm từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự thiên.
CH3: Điền từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp vào chỗ trồng (làm vào vở):
a. Đêm khuya thanh vắng, chỉ còn tiếng mưa rơi.,............... bên hiên nhà.
b. Mùa đông, cây bàng vươn dài những cành................. trơ trụi lá.
c. Sự tĩnh lặng của đêm tôi khiến tôi nghe rõ tiếng côn trùng kêu................ từ ngoài đồng ruộng dưa vào.
d. Ở miệt này, sông ngòi, kênh rạch bủa giăng ............. như mạng nhện.
đ. Đó là một ngôi làng đặc biệt nằm giữa những ngọn núi đá............... ở Hà Giang.
CH4: Tìm ít nhất hai ví dụ về việc sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh ở những văn bản mà em đã đọc và cho biết tác dụng, của chúng trong những trường hợp ấy.
CH5: Phân tích nét độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các trường hợp sau (chú ý những cụm từ/ câu thơ được in đậm):
a. Khóm trúc, lùm tre huyền thoại
Lời ru vấn vít dây trầu
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
b. Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
(Tố Hữu, Nhớ đồng)
c. Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hóa hạt gạo rồi
(Trương Nam Hương, Trong lời mẹ hát)
CH6: Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
CH1: a. Từ tượng hình: chòng chành
Tác dụng: giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, gửi gắm tư tưởng tình cảm thiết tha của tác giả đối với quê hương, biết ơn sự chăm sóc, yêu thương của mẹ, đồng thời còn giúp câu thơ diễn tả được đâu đó sự khó khăn, vất vả của người mẹ.
b. Từ tượng thanh: thập thình
Tác dụng: nhấn mạnh nỗi vất vả và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, khắc họa người mẹ tần tảo, hi sinh và sự biết ơn của người con. Nó còn giúp câu thơ trở nên gần gũi, thân thuộc hơn.
c. Từ tượng hình: nghênh ngang
Từ tượng thanh: ồm ộp
Tác dụng: giúp người đọc dễ hình dung ra dáng vẻ, âm thanh của sự vật, hiện tượng được nhắc tới.
d. Từ tượng hình: co cẳng
Từ tượng thanh: phanh phách
Tác dụng: Giúp khắc họa rõ nét hình ảnh hành động của nhân vật, khiến người đọc dễ hình dung được âm thanh, miêu tả đúng tính chất của đối tượng được nhắc tới.
CH2: Từ tượng hình gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của con người: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch,...
Từ tượng thanh mô phỏng âm thanh của thế giới tự thiên: ồng ộc, róc rách, chiêm chiếp, líu lo, ríu rít, rào rào,....
CH3: a. róc rách
b. khẳng khiu
c. rỉ rả
d. chi chít
đ. sừng sững
CH4: VD1: Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
(Côn Sơn ca- Nguyễn Trãi)
Từ tượng thanh : " rì rầm "
Tác dụng : Trong câu thơ trên trích trong " Côn Sơn ca" , tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng từ tượng thanh " rì rầm " mô phỏng âm thanh tiếng suối . Tiếng suối chảy rì rầm gợi lên một phong cảnh thiên nhiên nơi Côn Sơn thanh bình , yên ả , mà đậm chất trữ tình . Tác giả cảm nhận được cả dòng chảy của con suối qua ấn tượng thính giác , vì thế mà những câu thơ trở nên thật tinh tế , mang phong cách thi nhân cổ.
VD2: Trong bài "Cảnh ngày hè" - Nguyễn Trãi:
''Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương''
-> Từ tượng thanh "lao xao" và từ tượng hình "dắng dỏi" đã miêu tả âm thanh đặc trưng của mùa hè làm cho câu thơ giàu nhạc điệu hơn.
CH5: a, Người ta thường dùng cau trầu vấn vít nhưng ở đây tác giả lại dùng lời ru vấn vít dây trầu. Tác giả dùng từ tượng thanh để thể hiện sự gắn bó giữa hai cá thể không liên quan gì với nhau
b, Tác giả đã dùng từ tượng thanh xao xác để làm sinh động bức tranh chiều sương, cho thấy hình ảnh những ngọn lúa mềm xao xác làm lay động không gian vắng lặng.
c, Tác giả đã dùng từ tượng thanh dập dờn để bổ trợ cho từ nghe, làm sinh động thêm hình ảnh sóng lúa hiện ra.
CH6: Kì nghỉ hè năm nay, em được đi du lịch cùng bố mẹ. Điểm đến là bãi biển Sầm Sơn. Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc, mọi người cùng nhau đi ăn trưa rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều, cả đoàn cùng đi tắm biển. Bãi biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng rì rào nghe thật vui tai. Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển. Em cảm thấy chuyến đi rất vui vẻ.
Từ tượng hình: mênh mông
Từ tượng thanh: rì rào
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 20, soạn Văn 8 tập 1 CTST trang 20
Bình luận