5 phút soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 22
5 phút soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 22. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
TIẾNG VIỆT VIẾT
PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK
CH: Vận dụng những kinh nghiệm về cách làm một bài thơ (đã học ở lớp 6, lớp 7) và những kiến thức về thơ sáu chữ, bảy chữ để làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT THƠ
CH1: Điều em thích nhất ở bài thơ này là gì?
CH2: Cần điều chỉnh những gì để bài thơ hay hơn?
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU ĐOẠN VĂN
CH1: Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.
CH2: Tóm tắt phần thân đoạn.
CH3: Tác giả đã dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ được thể hiện như thế nào trong bài viết?
CH4: Tác giả đã sử dụng những bằng chứng nào trong bài thơ để làm rõ cảm nghĩ của mình?
CH5: Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT
CH: Chọn một bài thơ tự do mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.
CH1: Điều gì của đoạn văn này làm em thích nhất?
CH2: Em sẽ đề xuất người viết điều chỉnh những gì để đoạn văn hấp dẫn hơn.
PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI
CH: Bài thơ 7 chữ:
BỐN MÙA
Mùa xuân ấm áp hoa đào nở
Hạ đến rạo rực, phượng rợp trời
Thu, cúc khoe sắc, đông, lê trắng
Bốn mùa hoa nở tỏa sắc hương.
Bài thơ 6 chữ:
Xuân ca
Mùa xuân hoa lá đua hương
Cây ươm lá vươn dậy lớn lên
Hoa đua sắc kéo theo hương
Phố phường thay áo vui tươi.
Mùa xuân đến ta chúc nhau
Vạn an khang, vạn điều lành
Tâm an lạc, sống bình an
Tài lộc đưa tới thêm hạnh phúc.
Mùa xuân đi trẩy hội xuân
Tâm hồn phấn khởi reo ca
Anh em bảo ban thuận hòa
Gia đình sung túc đoàn viên.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT THƠ
CH1: Điều khiến em thích nhất ở bài thơ là hình ảnh bốn mùa bốn sắc riêng. Ở mỗi mùa đều có những vẻ đẹp, những hương vị, dấu ấn riêng được tạo lên bởi thiên nhiên ban tặng.
CH2: Điều chỉnh lời thơ và cách gieo vần sao cho câu thơ trở nên mượt mà, chau chuốt và có tính nhạc hơn.
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU ĐOẠN VĂN
CH1: Câu chủ đề và câu kết đều nói lên tình cảm của tác giả với bài thơ “Lời con” và với nhà thơ sáng tác ra bài thơ ấy. Đó là một tình cảm, cảm xúc dâng trào, ngạc nhiên và biết ơn.
CH2: - Bài thơ được viết qua đôi mắt trẻ thơ bởi những câu thơ mang nét hồn nhiên trong veo. Bài thơ là những lời con nói với mẹ về cuộc sống và cảm xúc của người mẹ khi đọc được lời của con mình.
CH3: - Tác giả đã dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ. Đồng thời, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả được thể hiện một cách trực tiếp và xuyên suốt trong các câu văn.
- Đối với tác giả và tất cả những người mẹ, đứa con là tài sản vô giá, là nguồn sống, là tình yêu thương vô bờ. Đọc từng câu trong văn bản chúng ta nhận thấy câu nào cũng da diết, ngọt ngào, trìu mến, chất chứa những yêu thương.
CH4: - Tác giả đã dùng dẫn chứng là các câu thơ: "cô ti vi", "cái cây là con cô gió", “ngâm thơ vào nước”.... để làm rõ cảm nghĩ của mình.
- Việc tác giả đưa ra những dẫn chứng ấy cũng cho thấy nhà thơ rất hiểu con, thấu hiểu những suy nghĩ non nớt, không chê bai mà ngược lại vui vẻ, cùng con khám phá thế giới xung quanh.
CH5: Phép liên tưởng: Đó
Phép nối: Chỉ có thể
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH VIẾT
CH: Dưới đây là cảm nghĩ về bài thơ " Mây và sóng".
“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
CH1: - Đoạn văn này đã giới thiệu được khái quát, giúp em hiểu được phần nào bài thơ "Mây và sóng".
CH2: - Theo em, người viết có thể phân tích sâu hơn cảm nghĩ của tác giả về bài thơ để người đọc hiểu hơn về cảm nghĩ của tác giả đối với bài thơ ấy.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
soạn 5 phút Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo, soạn Văn 8 tập 1 chân trời sáng tạo trang 22, soạn Văn 8 tập 1 CTST trang 22
Bình luận