Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 1 Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 1 Làm một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thế nào là thơ bảy chữ?

  • A. Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.
  • B. Thơ bảy chữ có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ.
  • C. Thơ bảy chữ gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ.
  • D. Thơ bảy chữ là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau.

Câu 2: Em hãy chọn đáp án đúng nhất

  • A. Thể thơ "thất ngôn" xuất phát từ lâu đời và được phát triển rực rỡ nhất vào thời nhà Đường ở Trung Quốc.
  • B. Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
  • C. "Nguyên tiêu" (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh được viết theo thể thơ 7 chữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Thể thơ của bài Bác ơi là? 

  • A. Thơ 5 chữ 
  • B. Thơ 6 chữ
  • C. Thơ 7 chữ
  • D. Thơ tự do

Câu 4: Bài thơ dưới đây là bài thơ 7 chữ. Ý kiến này đúng hay sai?

Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

     (Hồ Chí Minh)

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 5: Cách hiệp vần trong thơ 7 chữ như thế nào?

  • A. Có thể các vần chính trùng hoàn toàn nhau.
  • B. Vần thông, có thể không trùng nhau hoàn toàn.
  • C. Vần có thể bằng, cũng có thể trắc.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Những bài thơ như Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh), Qua Đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan), Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến) đều là thơ bảy chữ.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Đây là bài thơ 7 chữ. Đúng hay Sai?

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Một mình buồn bã trông với ngóng

Hướng xuống dương gian nỗi nhớ nhà.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 8: Đây là bài thơ 8 chữ. Đúng hay Sai?

Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve

Nét mực tím giấu bàn tay mùa hạ

Lướt ngang trời bầy chim sẻ vừa qua

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 9: Hãy xác định nhịp hai câu thơ kề nhau trong bài sau:

Chiều

Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về

Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.

Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt ánh pha lê.

  • A. 4/3
  • B. 3/4
  • C. 3/1/3
  • D. 2/2/3

Câu 10: Bài thơ sau viết theo thể thơ nào?

Qua đèo ngang

Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan

"Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại, trời non nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta".

  • A. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
  • B. Thơ thất ngôn bát cú
  • C. Thơ bát ngôn
  • D. Thơ song thất lục bát 

Câu 11: Theo truyền thống, thanh bằng (B) được hiểu là những thanh nào?

  • A. Ngang, huyền
  • B. Ngang, huyền, sắc
  • C. Huyền, sắc, ngã
  • D. Huyền, ngã, hỏi

Câu 12: Liệt kê những thanh trắc (T)?

  • A. Nặng, hỏi, sắc
  • B. Ngang, huyền, sắc
  • C. Nặng, hỏi, ngã
  • D. Sắc, nặng, hỏi, ngã

Câu 13: Cách nhận biết của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là gì?

  • A. Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng
  • B. Vần: vần chân, độc vần, gieo vần cách
  • C. Nhịp: 4/3
  • D. Hài thanh: theo luật trắc hoặc luật bằng
  • E. Tất cả các ý trên

Câu 14: Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì?

  • A. Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết)
  • B. Vần: vần chân, độc vần
  • C. Nhịp: 4/3
  • D. Hài thanh: theo luật trắc vần bằng hoặc luật bằng vần bằng
  • E. Tất cả các ý trên

Câu 15: Xác định cách gieo vần ở bài thơ sau

Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh)

  • A. Vần chân
  • B. Độc vần
  • C. Vần cách
  • D. Hiệp vần ở cuối câu 1 - 2 - 4

Câu 16: Xác định cách gieo vần trong bài thơ sau

Ông phỗng đá

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Trơ trơ như đá, vững như đồng.

Đêm nyà gìn giữ cho ai đó?

Non nước đầy vơi có biết không?

(Nguyễn Khuyến)

  • A. Độc vần
  • B. Hiệp vần ở mỗi đoạn
  • C. Gieo vần cách
  • D. Không gieo vần

Câu 17: Xác định nhịp của đoạn thơ sau

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song.

Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

  • A. 4/3
  • B. 2/2/3
  • C. 1/1/5
  • D. 2/3/2

Câu 18: Xác định nhịp của hai câu thơ sau

"Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?"

  • A. 2/1/4; 1/1/5
  • B. 2/1/4; 2/2/3
  • C. 2/1/4; 1/3/3
  • D. 2/1/4; 1/2/4

Câu 19: Dòng nào sau đây đúng với âm luật của câu thơ

"Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi."

  • A. T B B T T B T/ B T B B T T B
  • B. T B B T T B T/ B B T B T B T
  • C. T B B T B T/ B T T T B T T B
  • D. T B B T T B T/ B T T B T B T

Câu 20: Hãy xác định nhịp hai câu thơ kề nhau trong bài sau:

Một chút thả thính một chút tin.

Một chút bất ngờ một chút lạ.

  • A. 4/3
  • B. 3/4
  • C. 3/1/3
  • D. 2/2/3

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác