Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 5 Cái chúc thư

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 5 Cái chúc thư - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đâu là một hành động kịch qua lời độc thoại của nhân vật Khiết?

  • A. Tôi muốn kí lắm, nhưng mà tay tôi bị liệt không kí được.
  • B. Để tôi nghĩ xem có còn người bạn nào để làm thêm một phụ khoản giao thác di sản không?
  • C. Cháu đỡ lấy nó. Và để thưởng công cho chị Lý, vì thị đã chăm nom, nâng đỡ tôi, tôi để lại cho thị…
  • D. Không có

Câu 2: Đâu là một hành động kịch qua cử chỉ/hành vi của nhân vật Lý?

  • A. Đánh khiết
  • B. Vờ khóc
  • C. Ngất đi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Những chỗ in nghiêng trong văn bản là:

  • A. Chỉ dẫn sân khấu
  • B. Bối cảnh vở kịch
  • C. Lời người dẫn chuyện
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Di Lung là ông cụ sắp qua đời.
  • B. Hy Lạc là con ruột của ông Di Lung.
  • C. Lý là người hầu gái của Di Lung
  • D. Khiết là người hầu trai của Hy Lạc.

Câu 5: Ai là tác giả của văn bản “Cái chúc thư”?

  • A. Vũ Đình Long
  • B. Lưu Quang Vũ
  • C. Nguyễn Huy Tưởng
  • D. Học Phi

Câu 6: Văn bản được phóng tác từ tác phẩm của tác giả nào?

  • A. William Shakespeare
  • B. Regnard
  • C. Aleksis Kivi
  • D. Văn bản do chính tác giả sáng tác.

Câu 7: Thận Trọng là:

  • A. Công chứng viên
  • B. Luật sư
  • C. Thư kí
  • D. Em trai Hy Lạc

Câu 8: Đâu là một hành động kịch qua lời đối thoại của nhân vật Hy Lạc?

  • A. Tội nghiệp cho ông, sống sao chết vậy.
  • B. Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư?
  • C. Thằng bợm này nó cho mình một vố khá đấy.
  • D. Còn mấy chữ nữa thôi. Phụ khoản. Tôi để lại cho Lê Văn Khiết…

Câu 9: Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa:

  • A. Cái cao cả với cái cao cả
  • B. Cái thấp kém với cái thấp kém
  • C. Cái cao cả với cái thấp kém
  • D. Cái tự nhiên với phi tự nhiên

Câu 10: Cho các sự việc:

Giao tài sản cho Lý
Giao tài sản cho Hy Lạc
Bàn về đám tang
Giao tài sản cho Khiết
Hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng.

  • A. 4, 1, 2, 3
  • B. 2, 1, 4, 3
  • C. 3, 2, 1, 4
  • D. 1, 3, 2, 4

Câu 11: Dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản “Cái chúc thư” là hài kịch?

  • A. Vì nó mang đậm phong cách của truyện cười hiện đại nhưng được thể hiện dưới dạng kịch.
  • B. Vì nó đảm bảo được các yếu tố của kịch và màu sắc dân chủ.
  • C. Vì trong văn bản có những hành động, chi tiết,… gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch,…; ngoài ra còn có hình thức của kịch.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Đâu là hành động thể hiện qua lời thoại dưới dạng phản công?

  • A. Thứ nhất tôi muốn trả hết công nợ.
  • B. Nếu mà người ta làm cho tôi giận, thì tôi sẽ tăng lên ba trăm ngàn cho mà xem!
  • C. À! Thằng phản bội!
  • D. Thôi thế đủ bộ rồi, chị xuống bảo người công chứng lên đi.

Câu 13: Đoạn trên là hành động thể hiện qua lời thoại dưới dạng nào?

  • A. Thăm dò – lảng tránh
  • B. Chất vấn – chỗi cãi
  • C. Thuyết phục – phủ nhận/bác bỏ
  • D. Cầu xin – từ chối.

Câu 14: Ở lớp kịch thứ III và thứ IV, khi sắp thực hiện mưu kế đã vạch sẵn, tâm trạng của Hy Lạc, Khiết có gì khác nhau?

  • A. Hy Lạc vui còn Khiết thì buồn vì Khiết cảm thấy tội lỗi với hành động của mình.
  • B. Hy Lạc thì lo sợ còn Khiết thì không vì Hy Lạc vốn nhát gan còn Khiết thì ngược lại.
  • C. Hy Lạc thì không lo sợ còn Khiết thì ngược lại vì Khiết lo rằng nếu như truyện bại lộ thì mình là người phải chịu trách nhiệm chính.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Điểm tương đồng trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý là gì?

  • A. Cả ba đều mưu mô, xảo quyệt, tham lam: thể hiện qua việc bày ra kế hoạch lừa công chứng viên để chiếm đoạt tài sản của cụ Di Lung.
  • B. Cả ba đều đểu giả: thể hiện qua việc miệng thì nói những lời nhân nghĩa nhưng trong lòng thì ngược lại hoàn toàn.
  • C. Cả ba đều giỏi diễn xuất: thể hiện qua việc lừa được công chứng viên.
  • D. Cả A và B.

Câu 16: Hãy chỉ ra điểm khác biệt trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý?

  • A. Khiết mưu mô, xảo quyệt hơn cả Hy Lạc và Lý: thể hiện qua việc tự mình cho mình một phần tài sản của cụ Di Lung.
  • B. Lý và Hy Lạc đểu giả: thể hiện qua việc miệng thì nói những lời nhân nghĩa nhưng trong lòng thì ngược lại hoàn toàn.
  • C. Hy Lạc lúc đầu tỏ vẻ quý mến Khiết nhưng khi thấy Khiết làm quá thì trở mặt ngay.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Đâu là một hành động kịch qua cử chỉ/hành vi của nhân vật Lý?

  • A. Đánh khiết
  • B. Vờ khóc
  • C. Ngất đi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18:  Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Di Lung là ông cụ sắp qua đời.
  • B. Hy Lạc là con ruột của ông Di Lung.
  • C. Lý là người hầu gái của Di Lung
  • D. Khiết là người hầu trai của Hy Lạc.

Câu 19: Đâu là một hành động kịch qua lời đối thoại của nhân vật Hy Lạc?

  • A. Tội nghiệp cho ông, sống sao chết vậy.
  • B. Một tên đầy tớ mà bác cho nhiều thế ư?
  • C. Thằng bợm này nó cho mình một vố khá đấy.
  • D. Còn mấy chữ nữa thôi. Phụ khoản. Tôi để lại cho Lê Văn Khiết…

Câu 20: Xung đột kịch trong văn bản là xung đột giữa:

  • A. Cái cao cả với cái cao cả
  • B. Cái thấp kém với cái thấp kém
  • C. Cái cao cả với cái thấp kém
  • D. Cái tự nhiên với phi tự nhiên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác