Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ai là tác giả của Nam quốc sơn hà?

  • A. Trần Quang Khải

  • B. Tương truyền là Lý Thường Kiệt
  • C. Nguyễn Trãi

  • D. Nguyễn Du

Câu 2: Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn độc lập vì đã thể hiện được nội dung nào?

  • A. Khẳng định được truyền thống đấu tranh chống xâm lược hàng ngàn năm của dân tộc.

  • B. Thể hiện được niềm tự hào dân tộc.

  • C. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước.

  • D. Khẳng định chủ quyền và ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của đất nước.

Câu 3: Hai câu thơ đầu bài thơ diễn tả không gian đèo Ngang như thế nào?

  • A. Hoang sơ, huyền ảo

  • B. Hùng vĩ, vắng lặng

  • C. Thơ mộng, yên bình

  • D. Hoang sơ, vắng lặng

Câu 4: Nghệ thuật nổi bật trong câu thứ ba và thứ tư bài Qua đèo Ngang là gì?

  • A. So sánh

  • B. Nhân hóa

  • C. Đảo ngữ
  • D. Điệp ngữ

Câu 5: Qua Đèo Ngang là tác phẩm viết theo thể thơ gì?

  • A. Song thất lục bát

  • B. Thất ngôn bát cú
  • C. Ngũ ngôn

  • D. Lục bát 

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: 

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông."

  • A. Đảo ngữ
  • B. Ẩn dụ

  • C. So sánh

  • D. Nói giảm

Câu 7: Trong văn bản Bồng chanh đỏ, Hoài hôm sau ra chỗ tổ chim bồng chanh thì thấy gì?

  • A. Tổ trống không
  • B. Chúng đã sơ tán 

  • C. Thấy chim bồng chanh đi kiếm mồi

  • D. Thấy các con nó

Câu 8: Tác giả bài văn Bố của Xi mông là nhà văn của nước nào?

  • A. Anh

  • B. Pháp
  • C. Mĩ

  • D. Thổ Nhĩ Kì

Câu 9: Nhân vật Phi-líp được miêu tả như thế nào?

  • A. Dáng vẻ cao lớn, bộ râu đen, quăn và nhìn Xi mông nhân hậu
  • B. Dáng vẻ gầy guộc, chân tay dính đầy bụi bẩn

  • C. Là một người nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu

  • D. Một địa chủ với cái bụng to lớn, gương mặt dữ tợn, tay cầm điếu xì gà hút phì phèo 

Câu 10: Thế nào là ẩn dụ?

  • A. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau

  • B. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.

  • C. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.
  • D. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.

Câu 11: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?

  • A. Đều phóng đại hay khoa trường một sự việc

  • B. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà là giảm đi tiêu cực
  • C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng

  • D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra

Câu 12: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  • A. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.

  • B. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng

  • C. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm

  • D. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết

Câu 13: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

  • A. Ẩn dụ

  • B. Nói quá
  • C. Nói giảm, nói tránh

  • D. Hoán dụ

Câu 14: Nói giảm nói tránh là gì?

  • A. Là cách dùng diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
  • B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó

  • C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng

  • D. Là phóng đại có mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả

Câu 15: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.
  • B. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.

  • C. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.

  • D. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng sốt khi gặp bác Phi-lip?

  •    A. Chua xót, tê tái

  •    B. Bối rối, lạnh lùng

  •    C. Lạnh lùng, căm ghét Phi-lip
  •    D. Quằn quại vì hổ thẹn

Câu 17: Nội dung bao quát của tác phẩm Bồng chanh đỏ ?

  • A. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, hai anh em đã miêu tả về dáng vẻ tuyệt đẹp của chúng
  • B. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua thư của hai anh em Hoài, hai anh em đã miêu tả về dáng vẻ tuyệt đẹp của chúng

  • C. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài và cách săn mồi

  • D. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, tập tính làm tổ.

Câu 18: "Gió qua thung lũng có phải là tác phẩm của Đỗ Chu không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 19: Có bao nhiêu từ đã được đảo lên đầu nhằm nhấn mạnh mục đích gợi tả: "Xa xa, nhấp nhô những ngọn núi, thấp thoáng mấy ngôi nhà, lững thững vài cánh chim bay về tổ"

  • A. 2

  • B. 3
  • C. 4

  • D. 5

Câu 20: Từ nào đã được đảo lên đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh ý miêu tả:

"Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người"

  • A. Mái tóc

  • B. Ba mươi năm

  • C. Bạc phơ
  • D. Đảng


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác