Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 3)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Qua văn bản Nam quốc sơn hà, tuyên ngôn độc lập của một quốc gia có thể hiểu là
A. là lời khẳng định về bờ cõi quốc gia.
B. là lời tuyên bố về sự độc lập, không phụ thuộc một quốc gia nào khác.
C. là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm.
D. là sự khẳng định sức mạnh quân sự, kinh tế, văn hóa của một quốc gia
Câu 2: “Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn thứ mấy của nước ta?
A. Đầu tiên.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 3: Bài thơ Qua đèo Ngang là của tác giả nào?
A. Hồ Xuân Hương
B. Nguyễn Du
C. Bà Huyện Thanh Quan
D. Nguyễn Khuyến
Câu 4: Trong bốn câu đầu của bài thơ khung cảnh được miêu tả như thế nào ?
A. Đèo Ngang rất hùng vĩ
B. Đèo ngang có rất nhiều hoa cỏ
C. Khung cảnh thiên nhiên sống động, nhưng con người thưa thớt
D. Đèo Ngang rất vắng vẻ, thiên nhiên và con người đều mang sắc thái buồn
Câu 5: Qua Đèo Ngang là tác phẩm viết theo thể thơ gì?
A. Song thất lục bát
B. Lục bát
C. Ngũ ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Câu 6: Trong đoạn thơ sau, có mấy câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ?
"Trong xanh ánh mắt
Trong vắt nhãn lồng
Chim ăn nhãn ngọt
Bồi hồi nhớ ông!"
A. 1 câu
B. 2 câu
C. 3 câu
D. 4 câu
Câu 7: Nhân vật nào không xuất hiện trong đoạn trích Bố của Xi-mông?
A. Bố của Xi-mông
B. Bác Phi-lip
C. Mẹ của Xi-mông
D. Xi- mông
Câu 8: Phi-líp làm nghề gì?
A. Thợ mỏ
B. Thợ đóng tàu
C. Thợ rèn
D. Thợ đào vàng
Câu 9: Thế nào là ẩn dụ?
A. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau
B. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.
C. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.
D. Là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.
Câu 10: Nói giảm nói tránh là gì?
A. Là cách dùng diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
B. Là dùng các từ ngữ sử dụng khi miêu tả con người để gọi tên, miêu tả con vật, đồ vật hay sự vật nào đó
C. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng
D. Là phóng đại có mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả
Câu 11: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau
Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ
A. Hai mươi năm
B. Không về
C. Một mình
D. Núi cũ
Câu 12: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?
A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích
B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Câu 13: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nói giảm
Câu 14: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”
A. Ẩn dụ
B. Nói quá
C. Nói giảm, nói tránh
D. Hoán dụ
Câu 15: Từ “chuồn chuồn” có phải từ láy không?
A. Có
B. Không
Câu 16: Chi tiết Xi – mông “quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện” nằm ở phần nào của đoạn trích?
A. Phần nói về nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
B. Phần nói về Phi-líp gặp Xi-mông
C. Phần kể Phi-lip đưa Xi-mông về nhà
D. Phần kể Xi-mông đến trường với niềm tin đã có một ông bố
Câu 17: Hiền nhận xét về bộ lông của chim bồng chanh như thế nào?
A. Bộ lông rực rỡ, cuốn hút
B. Bộ lông phát sáng
C. Nó có một bộ lông mĩ miều
D. Không miêu tả
Câu 18: Đề tài của văn bản Bồng chanh đỏ là gì?
A. Câu chuyện thư của Hoài
B. Vẻ đẹp đầm sen
C. Chú chim Bồng Chanh đỏ
D. Không có chủ đề
Câu 19: Tác giả của "Bồng chanh đỏ" là ai?
A. Đỗ Chu
B. Đỗ Phủ
C. Đỗ Hà
D. Xuân Diệu
Câu 20: Trong đoạn thơ sau có mấy câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ:
"Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đẳng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời."
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Bình luận