Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nam quốc sơn hà được mệnh danh là?
A. Áng thiên cổ hùng văn
B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta
C. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta
D. Bài thơ có một không hai
Câu 2: Thể thơ tác giả dùng để viết Nam quốc sơn hà là gì?
a. Song thất lục bát
B. Thất ngôn bát cú
C. Thất ngôn tứ tuyệt
D. Ngũ ngôn tứ tuyệt
Câu 3: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Nghị luận.
D. Biểu cảm.
Câu 4: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ là tâm trạng gì?
A. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn đau da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Câu 5: Tâm trạng của tác giả như thế nào khi bước tới Đèo Ngang?
A. Nhớ nước thương nhà, mang nỗi buồn cô đơn thầm lặng.
B. Vui tươi trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
C. Thích thú khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như con người ở Đèo Ngang.
D. Mệt mỏi sau một chặng đường dài đến với Đèo Ngang.
Câu 6: Trong bài thơ sau, có mấy câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ?
"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta"
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7: Điều gì đã ảnh hưởng đến cảm xúc của Mô-pa-xăng để sáng tác ra tác phẩm Bố của Xi mông
A. Do kí ức khi tham gia cuộc chiến tranh Pháp - Phổ những năm 1870
B. Do tình cảnh gia đình quá éo le, khổ cực
C. Do một chuyến đi đến vùng đất mới mẻ
D. Do tình cảm từ chính gia đình của mình đã bồi đắp cảm xúc cho tác giả
Câu 8: Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong đoạn trích là gì?
A. Sống nghèo khổ, cô đơn
B. Không có gia đình
C. Không có bố
D. Không có mẹ
Câu 9: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
Chị Blăng- sốt, mẹ của Xi-mông là một phụ nữ….
A. Khổ đau và cam chịu
B. Khổ đau và tự trọng
C. Lầm lỡ và hư hỏng
D. Nghèo khổ và bất hạnh
Câu 10: Điểm giống nhau giữa nói giảm nói tránh với nói quá là?
A. Đều không đi thẳng vào vấn đề mà là giảm đi tiêu cực
B. Đều phóng đại hay khoa trường một sự việc
C. Đều đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng
D. Đều nói một cách không chính xác về sự việc đã xảy ra
Câu 11: Xác định biện pháp nói giảm nói tránh trong đoạn thơ sau
Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ
A. Hai mươi năm
B. Không về
C. Một mình
D. Núi cũ
Câu 12: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nói giảm
Câu 13: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ?
A. Nghĩa của từ là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị
D. Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị
Câu 14: So sánh là gì?
A. Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
B. Là hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương đồng với nhau
C. Là mang hai đối tượng ra so sánh với nhau
D. Hai sự vật, hiện tượng có nhiều nét tương cận với nhau
Câu 15: Cách giải thích thế nào về nghĩa của từ không đúng?
A. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
B. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
C. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích
Câu 16: Nội dung tư tưởng nổi bật của đoạn trích Bố của Xi-mông là gì?
A. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ
B. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi
C. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người
D. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội
Câu 17: Chim "Bồng chanh đỏ" thuộc loài gì?
A. Họ bói cá
B. Họ thú
C. Họ giáp xác
D. Học lưỡng cư
Câu 18: Tác giả Đỗ Chu sinh năm bao nhiêu?
A. 1940
B. 1941
C. 1942
D. 1944
Câu 19: Có bao nhiêu từ đã được đảo lên đầu nhằm nhấn mạnh mục đích gợi tả: "Giữa trời khuya tĩnh mịch, vằng vặc trên sông một vầng trăng, thiết tha dịu dàng một giọng hò mái đẩy"
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 20: Trong đoạn thơ sau có mấy câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ?
"Mỗi mùa xuân thơm lừng hoa bưởi
Rắc trắng vườn nhà những cánh hoa vương
…
Đẹp lắm anh ơi! Con sông Ngàn Phố!
Sáng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau!"
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Bình luận