Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 2 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Giọng điệu của bài thơ Nam quốc sơn hà  là gì?

  • A. Dõng dạc, đanh thép
  • B. Nhẹ nhàng, tha thiết

  • C. Sâu lắng, tình cảm

  • D. Bi thiết, trầm buồn

Câu 2: Bài thơ Nam quốc sơn hà được ra đời trong cuộc kháng chiến nào?

  • A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng

  • B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt
  • C. Trần Quang Khải chống giặc Mông- Nguyên ở bến Chương Dương

  • D. Quang Trung đại phá quân Thanh

Câu 3: Trong bài thơ Qua Đèo ngang, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào?

  • A. Vào lúc sáng sớm

  • B. Vào lúc buổi trưa vắng vẻ

  • C. Vào buổi chiều tà
  • D. Vào buổi tối

Câu 4: Những từ nào  gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu của đèo Ngang?

  • A. Lác đác
  • B. Lom khom

  • C. Quốc quốc

  • D. Gia gia

Câu 5: "Qua Đèo Ngang" là tác phẩm viết theo thể thơ gì? 

  • A. Song thất lục bát 

  • B. Lục bát 

  • C. Ngũ ngôn 

  • D. Thất ngôn bát cú

Câu 6: Câu thơ nào đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ?

  • A. Lặng thầm thay những con đường ong bay.

  • B. Chắt trong vị ngọt mùi hương
  • C. Trải qua mưa nắng vơi đầy

  • D. Men trời đất đủ làm say đất trời.

Câu 7: Sắp xếp những nội dung dưới đây để hoàn thiện diễn biến của đoạn trích Bố của Xi-mông?

   1. Phi-líp gặp Xi-mông và hứa sẽ cho em một ông bố
  2. Xi- mông đến trường và nói với các bạn có bố tên là Phi-lip
  3. Phi-lip đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em
  4. Xi- mông buồn chán, tuyệt vọng, lang thang ra bờ sông 

  • A. 4-1-3-2
  • B. 3-2-4-1

  • C. 2-1-3-4

  • D. 1-2-3-4

Câu 8: Nhân vật Phi-lip trong đoạn trích là người như thế nào?

  •    A. Thích bỡn cợt với Xi-mông

  •    B. Muốn bỡn cợt với mẹ của Xi-mông

  •    C. Luôn yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ tội nghiệp
  •    D. Chỉ muốn qua Xi-mông để gặp gỡ, tán tỉnh chị Blăng-sốt

Câu 9: Sách Ngữ văn Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích Sơn Tinh, thần núi; Thủy Tinh, thần nước đã giải thích theo cách nào?

  • A. Sử dụng khái niệm

  • B. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

  • C. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

  • D. Miêu tả hành động, kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 10: Từ bao gồm mấy phần?

  • A. Gồm ba phần: nghĩa, hình thức âm đọc, nội dung

  • B. Gồm hai phần: nội dung và hình thức
  • C. Gồm một phần: nội dung từ biểu đạt

  • D. Không phân chia được

Câu 11: Yếu tố “tri” trong từ “tri âm” có nghĩa là gì?

  • A. Hiểu biết

  • B. Tri thức

  • C. Hiểu
  • D. Nhìn thấy

Câu 12: Từ “sẽ sàng” có phải từ ghép không?

  • A. Có

  • B. Không

Câu 13: Yếu tố “vô” trong từ “vô vị” mang nghĩa gì?

  • A. Không
  • B. Có

  • C. Vừa có vừa không

  • D. Vào

Câu 14: Khi giải thích nghĩa của từ trung niên: người đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa già, được giải thích theo cách nào?

  • A. Dùng từ trái nghĩa với từ được giải thích

  • B. Dùng từ đồng nghĩa với từ được giải thích

  • C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
  • D. Miêu tả hành động kết hợp với trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

Câu 15:  Từ khúc khích có phải từ láy không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 16: Ý nào nói đúng về thái độ của tác giả qua đoạn trích Bố của Xi-mông?

  •    A. Phê phán sự lầm lỡ của Blăng-sốt

  •    B. Thương cảm cho nỗi bất hạnh của Xi-mông
  •    C. Phê phán sự trêu chọc ác ý của bạn bè Xi-mông

  •    D. Đề cao lòng nhân hậu, yêu thương con người

Câu 17: Hiền có bắt được chim bồng chanh trong đêm tối không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 18: Trong văn bản Bồng chanh đỏ, đôi chim Bồng Chanh đỏ năm nay làm tổ ở đâu?

  • A. Đầm sen

  • B. Gốc vối
  • C. Ngọn cây

  • D. Ruộng lúa

Câu 19: Tên thật của tác giả Đỗ Chu là?

  • A. Chu Bá Thành

  • B. Chu Bá Hải

  • C. Chu Bá Bình
  • D. Chu Bá Quân

Câu 20: Trong đoạn thơ sau có mấy câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ:

"Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường

Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương

Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại

Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương…"

 

  • A. 2

  • B. 1

  • C. 4

  • D. 3

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác