Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 1
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài thơ Trong lời mẹ hát được in trong tập nào?
- A. Búp sen xanh.
- B. Ngọc quốc kỳ.
C. Ban mai xanh.
- D. Hoa dọc chiến hào.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Trong lời mẹ hát là?
A. Biểu cảm.
- B. Tự sự.
- C. Thuyết minh.
- D. Nghị luận.
Câu 3: Văn bản Trong lời mẹ hát thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
- A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
- C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 4: Trong lời mẹ hát ru, người con nghe thấy những âm thanh nào?
- A. Tiếng suối chảy, tiếng gà gáy.
- B. Tiếng cối thập thình, tiếng gà gáy.
C. Tiếng cối thập thình, sóng lúa dập dờn.
- D. Sóng lúa dập dờn, tiếng suối chảy.
Câu 5: Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ đồng - Tố Hữu?
A. Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.
- B. Bức tranh phong cảnh cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng.
- C. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.
- D. Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.
Câu 6: Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- A. Khi tác giả nhớ về những người bạn hoạt động cách mạng.
- B. Khi tác giả nhớ về những ngày mình còn bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
C. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
- D. Khi tác giả gặp lại các đồng chí cùng hoạt động cách mạng.
Câu 7: Đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” thể hiện điều gì?
A. Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của tác giả.
- B. Sự tái hiện hình ảnh con người quê hương trong tâm hồn tác giả.
- C. Hồi ức của tác giả về những hình ảnh gắn liền với quê hương.
- D. Sự nhớ nhung người bạn mà tác giả đề tặng bài thơ.
Câu 8: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng thanh?
- A. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- B. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
C. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
- D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
Câu 9: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm về từ tượng hình?
- A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
- B. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
- C. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật.
D. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Câu 10: Theo em, từ tượng thanh và từ tượng hình thường thuộc từ loại nào?
- A. Danh từ.
B. Tính từ.
- C. Đại từ.
- D. Động từ.
Câu 11: Văn bản Những chiếc lá thơm tho do ai sáng tác?
A. Trương Gia Hòa.
- B. Thạch Lam.
- C. Nguyễn Nhật Ánh.
- D. Tô Hoài.
Câu 12: Văn bản Những chiếc lá thơm tho kể về những kỉ niệm của nhân vật tôi với ai?
- A. Người cha của mình.
- B. Người chị của mình.
C. Người bà của mình.
- D. Người mẹ của mình.
Câu 13: Khi nhân vật “tôi” còn nhỏ, khi bà dường như biết trước sự ra đi của ông bà đã sai anh rể của nhân vật “tôi” đi hái lá gì?
A. Lá tràm khuynh diệp.
- B. Lá trầu không.
- C. Lá lộc vừng.
- D. Lá chuối.
Câu 14: Bài thơ Chái bếp do ai sáng tác?
A. Lý Hữu Lương.
- B. Xuân Quỳnh.
- C. Bằng Việt.
- D. Y Phương.
Câu 15: Bài thơ Chái bếp được viết bằng thể thơ nào?
- A. Thơ năm chữ.
- B. Thơ sáu chữ.
- C. Thơ tự do.
D. Thơ bảy chữ.
Câu 16: Nhan đề Chái bếp chỉ cái gì?
- A. Gian bếp của người Dao.
- B. Một góc nhỏ trong gian bếp của người Dao để đặt bếp.
C. Gian nhỏ lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng.
- D. Một góc mái trên cao trong gian bếp của người Dao.
Câu 17: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? Gồm mấy đề mục?
- A. 4 đề mục.
B. 5 đề mục.
- C. 6 đề mục.
- D. 7 đề mục.
Câu 18: Theo văn bản, sóng thần là gì?
- A. Là chuỗi sóng biển chu kỳ ngắn, lan truyền với vận tốc lớn.
- B. Là chuỗi sóng biển chu kỳ ngắn, lan truyền với vận tốc nhỏ.
C. Là chuỗi sóng biển chu kỳ dài, lan truyền với vận tốc lớn.
- D. Là chuỗi sóng biển chu kỳ dài, lan truyền với vận tốc nhỏ.
Câu 19: Dấu hiệu đầu tiên khi sắp có sóng thần là gì?
- A. Những con sóng nhỏ dồn dập dâng lên với tốc độ nhanh.
- B. Nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ.
C. Những con sóng lớn dồn dập dâng lên với tốc độ nhanh.
- D. Không có dấu hiệu gì.
Câu 20: Mưa sao băng là hiện tượng gì?
A. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.
- B. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.
- C. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện nối tiếp nhau từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.
- D. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời.
Câu 21: Mỗi trận mưa sao băng thường kéo dài trong bao lâu?
- A. Vài phút.
- B. Vài giờ.
C. Vài ngày.
- D. Vài tuần.
Câu 22: Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là các kiểu đoạn văn gì?
- A. Là vấn đề được bàn luận trong văn bản nghị luận.
- B. Là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận.
- C. Là các kiểu đoạn văn triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận.
D. Là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung.
Câu 23: Làm thế nào để phân biệt các kiểu đoạn văn này?
A. Dựa vào vị trí câu chủ đề.
- B. Dựa vào luận đề.
- C. Dựa vào lí lẽ và bằng chứng.
- D. Dựa vào luận điểm.
Câu 24: Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào?
“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.”
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
A. Diễn dịch
- B. Quy nạp
- C. Song song
- D. Phối hợp
Câu 25: Văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim gồm mấy đề mục?
- A. 4 đề mục.
- B. 3 đề mục.
- C. 6 đề mục.
D. 2 đề mục.
Bình luận