Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 ( Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của bài thơ Trong lời mẹ hát?

  • A. Bài thơ thể hiện ý nghĩa lời ru của mẹ, bộc lộ lòng biết ơn của nhà thơ đối với mẹ.
  • B. Bài thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào.
  • C. Bài thơ khắc họa những năm tháng tuổi thơ của tác giả bên cạnh mẹ của mình.
  • D. Bài thơ kể lại nội dung lời hát ru của mẹ.

Câu 2: Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị, ý nghĩa lời ru của mẹ?

  • A. Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.
  • B. Lời ru chắp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa.
  • C. Tuổi thơ chở đầy cổ tích/ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào.
  • D. Thương mẹ một đời khốn khó/ Vẫn giàu những tiếng ru nôi.

Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau: 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống 

Cho con ngày một thêm cao 

  • A. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả. 
  • B. Tình yêu thương của người con đối với mẹ. 
  • C. Tình thương của người mẹ đối với con. 
  • D. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ. 

Câu 4: Lời thơ nào sau đây thể hiện rõ nét giá trị lời ru của mẹ? 

  • A. Thời gian chạy qua tóc mẹ / Một màu trắng đến nôn nao. 
  • B. Tuổi thơ chở đầy cổ tích / Dòng sông lời mẹ ngọt ngào. 
  • C. Lời ru chắp con đôi cánh / Lớn rồi con sẽ bay xa. 
  • D. Con gặp trong lời mẹ hát / Cánh cò trắng, dải đồng xanh. 

Câu 5: Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong những ngày tháng Tố Hữu bị giam cầm ở nhà lao nào? 

  • A. Hỏa Lò. 
  • B. Sơn La. 
  • C. La Bảo. 
  • D. Thừa Phủ. 

Câu 6: Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ đồng - Tố Hữu? 

  • A. Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình. 
  • B. Bức tranh phong cảnh cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng. 
  • C. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng. 
  • D. Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người. 

Câu 7: Văn bản Những chiếc lá thơm tho do ai sáng tác? 

  • A. Thạch Lam 
  • B. Trương Gia Hòa 
  • C. Nguyễn Nhật Ánh
  • D. Tô Hoài 

Câu 8: Văn bản Những chiếc lá thơm tho thuộc thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn.
  • B. Tiểu thuyết.
  • C. Tùy bút.
  • D. Tản văn.

Câu 9: Bài thơ Chái bếp có xuất xứ từ đâu?

  • A. Trường ca Bình nguyên đỏ.
  • B. Tập thơ Yao.
  • C. Tập thơ Người đàn bà cõng trăng đỉnh Cô - san.
  • D. Bút ký Mùa biển lặng.

Câu 10: Thơ bảy chữ là thể thơ gì?

  • A. Là thể thơ có 7 câu.
  • B. Là thể thơ mỗi dòng thơ gồm 7 chữ.
  • C. Là thể thơ có 7 câu, mỗi câu gồm 7 chữ.
  • D. Là thể thơ có 7 câu, mỗi câu gồm 4 chữ.

Câu 11: Từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong loại văn bản nào?

  • A. Tự sự, nghị luận.
  • B. Tự sự, miêu tả.
  • C. Nghị luận, biểu cảm.
  • D. Miêu tả, nghị luận.

Câu 12: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

  • A. Rũ rượi.
  • B. Lôi thôi.
  • C. Líu lo.
  • D. Chăm chỉ.

Câu 13: Sóng thần trong tiếng Nhật gọi là gì?

  • A. Jishin.
  • B. Tatsumaki.
  • C. Tsunami.
  • D. Kouzui.

Câu 14: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? thuộc loại văn bản gì?

  • A. Văn bản nghị luận.
  • B. Văn bản thuyết minh.
  • C. Văn bản tự sự.
  • D. Văn bản hành chính.

Câu 15: Các nhà khoa học đã thực hiện thực nghiệm gì để tìm ra nguyên nhân một số loài chim di cư bay theo hình chữ V?

  • A. Đeo thiết bị xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh trên 14 con ngỗng trời.
  • B. Đeo thiết bị xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh trên 14 con cò đen đầu hói.
  • C. Đeo thiết bị xác định tốc độ và nhịp cánh trên 14 con cò đen đầu hói.
  • D. Đeo thiết bị xác định tốc độ và nhịp cánh trên 14 con ngỗng trời.

Câu 16: Khi bay theo hình chữ V, con chim đầu đàn phải thế nào?

  • A. Phải có sức khỏe và ý chí cao hơn những con chim còn lại.
  • B. Phải có sức khỏe và thân hình to hơn những con chim còn lại.
  • C. Phải có sức khỏe và thân hình nhỏ hơn những con chim còn lại.
  • D. Phải có sức khỏe và trẻ hơn những con chim còn lại.

Câu 17: Văn bản Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim gồm mấy đề mục?

  • A. 4 đề mục.
  • B. 3 đề mục.
  • C. 6 đề mục.
  • D. 2 đề mục.

Câu 18: Loài chim Ancient murrelet bay khoảng bao nhiêu km mỗi năm?

  • A. 5000 km.
  • B. 8000 km.
  • C. 2000 km.
  • D. 10000 km.

Câu 19: Loài chim Ancient murrelet sinh sản ở đâu?

  • A. Miền Đông Canada.
  • B. Miền Bắc Canada.
  • C. Miền Tây Canada.
  • D. Miền Nam Canada.

Câu 20: Thế nào là đoạn văn quy nạp?

  • A. Là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát nằm ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề.
  • B. Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến các ý lớn, từ các ý chi tiết đến khái quát; câu chủ đề nằm ở đầu và cuối đoạn.
  • C. Là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến các ý lớn, từ các ý chi tiết đến khái quát; câu chủ đề nằm ở cuối đoạn.
  • D. Là đoạn văn mà mỗi câu triển khai nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn.

Câu 21: Đoạn đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3:

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lý, những chân lý lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”,… Những chân lý giản dị mà sâu sắc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng, cách mạng.

Đoạn văn trên viết theo kiểu nào?

  • A. Diễn dịch.
  • B. Quy nạp.
  • C. Phối hợp.
  • D. Song hành.

Câu 22: Đâu là từ tượng hình gợi tả dáng vẻ con người?

  • A. Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị
  • B. Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị
  • C. Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị
  • D. Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị

Câu 23: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?

  • A. Sặc sỡ.
  • B. Ngọt ngào.
  • C. Khúc khích.
  • D. Thình thịch.

Câu 24: Xác định đoạn thơ sau có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh nào?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

  • A. Từ tượng hình: loắt choắt, nghênh nghênh; từ tượng thanh: thoăn thoắt.
  • B. Từ tượng hình: nghênh nghênh; từ tượng thanh: loắt choắt, thoăn thoắt.
  • C. Từ tượng hình: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, không có từ tượng thanh.
  • D. Từ tượng hình: nghênh nghênh, thoăn thoắt; từ tượng thanh: loắt choắt.

Câu 25: Từ tượng thanh lộp độp nghĩa là gì?

  • A. Tiếng trầm, nặng như tiếng của vật nặng đập xuống mặt đất nghe thưa và không đều.
  • B. Tiếng động nhỏ, liên tiếp, không đều nhau.
  • C. Tiếng động xen lẫn vào nhau đều đều, liên tiếp.
  • D. Tiếng nước chảy nhẹ qua kẽ lá.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác