Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 ( Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bài thơ Trong lời mẹ hát do ai sáng tác? 

  • A. Huy Cận 
  • B. Trần Đình Sử 
  • C. Nguyễn Ngọc Tư 
  • D. Trương Nam Hương 

Câu 2: Văn bản Trong lời mẹ hát thuộc phong cách ngôn ngữ gì? 

  • A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 
  • B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
  • C. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 
  • D. Phong cách ngôn ngữ báo chí. 

Câu 3: Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau: 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống 

Cho con ngày một thêm cao 

  • A. Tình thương của người mẹ đối với con. 
  • B. Thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn của người con đối với mẹ. 
  • C. Tình yêu thương của người con đối với mẹ. 
  • D. Gợi hình ảnh người mẹ vất vả. 

Câu 4: Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản? 

  • A. Đề cập đến hình bóng người mẹ gắn với tuổi thơ và lời ru ngọt ngào. 
  • B. Đề cập đến những năm tháng tuổi thơ của tác giả cùng người mẹ tảo tần. 
  • C. Đề cập đến tấm lòng người mẹ. 
  • D. Đề cập đến ý nghĩa lời ru của mẹ, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của nhà thơ đối với công ơn của mẹ. 

Câu 5: Bài thơ Nhớ đồng thuộc thể loại:

  • A. Thơ văn xuôi.
  • B. Thơ tự sự.
  • C. Thơ trữ tình.
  • D. Thơ phê phán. 

Câu 6: Bài thơ “Nhớ Đồng” là của tác giả nào?

  • A. Tố Hữu.
  • B. Nguyễn Khoa Điềm.
  • C. Huy Cận.
  • D. Nguyễn Bính.

Câu 7: Bài thơ “Nhớ đồng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả nhớ về những người bạn hoạt động cách mạng.
  • B. Khi tác giả nhớ về những ngày mình còn bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
  • C. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
  • D. Khi tác giả gặp lại các đồng chí cùng hoạt động cách mạng.

Câu 8: Đoạn thơ từ câu “Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi” đến “Như cánh chim buồn nhớ gió mây” thể hiện điều gì?

  • A. Niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do và hành động của tác giả.
  • B. Sự tái hiện hình ảnh con người quê hương trong tâm hồn tác giả.
  • C. Hồi ức của tác giả về những hình ảnh gắn liền với quê hương.
  • D. Sự nhớ nhung người bạn mà tác giả đề tặng bài thơ.

Câu 9: Ý nào dưới đây nêu chính xác nhất khái niệm từ tượng thanh?

  • A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
  • B. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
  • C. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
  • D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật, hiện tượng.

Câu 10: Từ tượng hình là gì?

  • A. Là những từ mô tả âm thanh của con người, sự vật.
  • B. Là những từ miêu tả tính cách của con người.
  • C. Là những từ gợi hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
  • D. Là những từ gợi tả bản chất của sự vật, hiện tượng.

Câu 11: Từ tượng thanh, từ tượng hình thuộc loại từ nào?

  • A. Thán từ.
  • B. Đại từ.
  • C. Danh từ.
  • D. Tính từ.

Câu 12: Câu thơ nào được điệp lại nhiều nhất trong bài thơ Chái bếp?

  • A. Chái bếp vườn nhà cha gọi tên.
  • B. Cho tôi về chái bếp nhà tôi.
  • C. Chái nhà tôi bao lần vàng cọ.
  • D. Nhà ba gian quá giang một chái.

Câu 13: Bài thơ Chái bếp có xuất xứ từ đâu? 

  • A. Trường ca Bình nguyên đỏ.
  • B. Tập thơ Yao.
  • C. Tập thơ Người đàn bà cõng trăng đỉnh Cô - san.
  • D. Bút ký Mùa biển lặng.

Câu 14: Câu thơ Cho tôi về chái bếp nhà tôi được điệp lại nhiều lần có tác dụng gì?

  • A. Tình yêu với chái bếp gia đình – nơi đầy ắp những kỉ niệm.
  • B. Nhấn mạnh đặc điểm gia đình của dân tộc Dao.
  • C. Tạo điệp khúc nỗi nhớ quê hương, gia đình da diết của tác giả.
  • D. Niềm khát khao có được một gian chái bếp.

Câu 15: Theo lời nhân vật “tôi”, những chiếc lá của bà ngoài việc có thể tạo thành hình những con vật, đồ vật thì còn có tác dụng gì?

  • A. Nấu lên làm nồi nước xông để nhanh hết bệnh.
  • B. Có thể làm thành nhiều món ăn.
  • C. Dùng để nhóm lửa.
  • D. Dùng để may vá.

Câu 16: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần gồm mấy đề mục? 

  • A. 4 đề mục 
  • B. 5 đề mục 
  • C. 6 đề mục 
  • D. 7 đề mục 

Câu 17: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần đã sử dụng những phương tiện nào để hỗ trợ cho nội dung của toàn văn bản? 

  • A. Số liệu, sơ đồ, bảng biểu. 
  • B. Sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh. 
  • C. Số liệu, sơ đồ, hình ảnh. 
  • D. Số liệu, bảng biểu, hình ảnh. 

Câu 18: Bài thơ Mùa xuân II do ai sáng tác? 

  • A. Hàn Mặc Tử 
  • B. Nguyễn Bính 
  • C. Xuân Quỳnh 
  • D. Viễn Phương 

Câu 19: Bài thơ Mưa xuân II có xuất xứ từ đâu? 

  • A. Nguyễn Bính - nhà thơ chân quê. 
  • B. Nguyễn Bính thơ và đời. 
  • C. Nguyễn Bính toàn tập, tập 1. 
  • D. Nguyễn Bính toàn tập, tập 2. 

Câu 20: Nhận định nào sau đây là chính xác khi nói về nội dung bài thơ?

  • A. Bài thơ miêu tả đặc điểm mưa xuân.
  • B. Bài thơ miêu tả khung cảnh cảnh vật sinh sôi nảy nở trong mùa xuân.
  • C. Bài thơ miêu tả cảnh sinh hoạt của con người trong mùa xuân.
  • D. Bài thơ miêu tả khung cảnh cảnh vật trong khoảnh khắc giao mùa từ xuân sang hè.

Câu 21: Theo văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng hãy cho sao băng là gì? 

  • A. Là một ngôi sao di chuyển băng qua bầu trời. 
  • B. Là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với vận tốc rất lớn. 
  • C. Là hàng ngàn, hàng vạn ngôi sao nhỏ di chuyển nối đuôi nhau với tốc độ lớn. 
  • D. Đáp án khác. 

Câu 22: Mưa sao băng là hiện tượng gì? 

  • A. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. 
  • B. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện nối tiếp nhau từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời. 
  • C. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời. 
  • D. Là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời từ nhiều điểm xuất phát trên bầu trời. 

Câu 23: Trong khoảng cực điểm của mưa sao băng, chúng ta có thể quan sát được bao nhiêu sao băng? 

  • A. 200 hoặc hơn. 
  • B. 10 đến 100 hoặc hơn.
  • C. 100 đến 200. 
  • D. 500 hoặc hơn. 

Câu 24: Sự di cư của chim được suy đoán bắt nguồn từ bao giờ? 

  • A. Thời kỳ băng hà 10000 năm trước Công nguyên. 
  • B. Thời kỳ băng hà 460 - 430 năm trước Công nguyên. 
  • C. Thời kỳ băng hà 3 triệu năm trước Công nguyên. 
  • D. Thời kỳ băng hà 40 triệu năm trước Công nguyên. 

Câu 25: Nghiên cứu từ những năm 1970 cho ta thấy điều gì? 

  • A. Khi bay thành đàn, chim bay chậm hơn khi bay đơn độc 71%. 
  • B. Khi bay thành đàn, chim có thể nghỉ ngơi lúc nào mà nó muốn. 
  • C. Khi bay thành đàn, chim có thể bay nhanh hơn khi bay đơn độc đến 71%. 
  • D. Khi bay thành đàn, chim có thể hao tốn sức lực hơn. 

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác