Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo giữa học kì 1 ( Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Điều gì dẫn đến hiện tượng chim di cư? 

  • A. Sự xói mòn và sự đóng băng định kì của sông băng. 
  • B. Tình trạng thiếu lương thực ở một số khu vực trong thời tiết lạnh. 
  • C. A và B đúng. 
  • D. A và B sai. 

Câu 2: Các nhà khoa học đã thực nghiệm gì để tìm ra nguyên nhân một số loài chim di cư bay theo hình chữ V? 

  • A. Đeo thiết bị xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh trên 14 con ngỗng trời. 
  • B. Đeo thiết bị xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh trên 14 con cò đen đầu hói. 
  • C. Đeo thiết bị xác định tốc độ và nhịp cánh trên 14 con cò đen đầu hói. 
  • D. Đeo thiết bị xác định tốc độ và nhịp cánh trên 14 con ngỗng trời. 

Câu 3: Vì sao các loài chim di cư bay theo hình chữ V? 

  • A. Vì đó là đội hình dễ bay nhất.
  • B. Vì đó là đội hình bay nhanh nhất. 
  • C. Vì đó là đội hình bay được nhiều con nhất. 
  • D. Vì đó là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học. 

Câu 4: Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là các kiểu đoạn văn gì? 

  • A. Là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận. 
  • B. Là vấn đề được bàn luận trong văn bản nghị luận. 
  • C. Là các kiểu đoạn văn triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận. 
  • D. Là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung. 

Câu 5: Làm thế nào để phân biệt các kiểu đoạn văn này? 

  • A. Dựa vào vị trí câu chủ đề. 
  • B. Dựa vào luận đề. 
  • C. Dựa vào lý lẽ và bằng chứng.
  • D. Dựa vào luận điểm. 

Câu 6: Đối với đoạn văn phối hợp kết hợp diễn dịch và quy nạp, câu chủ đề thường nằm ở vị trí nào? 

  • A. Đầu đoạn văn. 
  • B. Giữa đoạn văn. 
  • C. Cuối đoạn văn. 
  • D. A và C đúng. 

Câu 7: Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào? 

Thế đấy, biển luôn luôn thay đổi màu tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ…. Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. 

  • A. Diễn dịch. 
  • B. Quy nạp. 
  • C. Song song. 
  • D. Phối hợp. 

Câu 8: Xác định nhịp của bài thơ Mưa xuân II? 

  • A. Nhịp 3 / 4. 
  • B. Nhịp 2 / 5. 
  • C. Nhịp 4 / 3. 
  • D. Nhịp 2 / 2 / 3. 

Câu 9: Mưa sao băng Perseids thường xuất hiện vào lúc nào?

  • A. 2/10 – 7/11 hàng năm.
  • B. 17/7 – 24/8 hàng năm.
  • C. 19/4 – 28/5 hàng năm.
  • D. 7 – 17/12 hàng năm.

Câu 10: Trong khoảng cực điểm của mưa sao băng, chúng ta có thể quan sát được bao nhiêu sao băng?

  • A. 200 hoặc hơn.
  • B. 10 đến 100 hoặc hơn.
  • C. 100 đến 200.
  • D. 500 hoặc hơn.

Câu 11: Văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? thuộc loại văn bản gì?

  • A. Văn bản nghị luận.
  • B. Văn bản thuyết minh.
  • C. Văn bản tự sự.
  • D. Văn bản hành chính.

Câu 12: Đối tượng của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần là gì?

  • A. Sóng thần.
  • B. Động đất.
  • C. Lốc xoáy.
  • D. Hạn hán.

Câu 13: Sóng thần trong tiếng Nhật gọi là gì?

  • A. Jishin.
  • B. Tatsumaki.
  • C. Tsunami.
  • D. Kouzui.

Câu 14: Theo văn bản, sóng thần là gì?

  • A. Là chuỗi sóng biển chu kỳ ngắn, lan truyền với vận tốc lớn.
  • B. Là chuỗi sóng biển chu kỳ dài, lan truyền với vận tốc lớn.
  • C. Là chuỗi sóng biển chu kỳ ngắn, lan truyền với vận tốc nhỏ.
  • D. Là chuỗi sóng biển chu kỳ dài, lan truyền với vận tốc nhỏ.

Câu 15: Bài thơ Chái bếp có xuất xứ từ đâu?

  • A. Trường ca Bình nguyên đỏ.
  • B. Tập thơ Yao.
  • C. Tập thơ Người đàn bà cõng trăng đỉnh Cô - san.
  • D. Bút ký Mùa biển lặng.

Câu 16: Bài thơ Chái bếp được viết bằng thể thơ nào?

  • A. Thơ năm chữ.
  • B. Thơ sáu chữ.
  • C. Thơ tự do.
  • D. Thơ bảy chữ.

Câu 17: Nhan đề Chái bếp chỉ cái gì?

  • A. Gian bếp của người Dao.
  • B. Một góc nhỏ trong gian bếp của người Dao để đặt bếp.
  • C. Gian nhỏ lợp một mái tiếp vào đầu hồi nhà, nơi người Dao đặt bếp để sưởi ấm, nấu nướng.
  • D. Một góc mái trên cao trong gian bếp của người Dao.

Câu 18: Từ tượng hình và từ tượng thanh thường được dùng trong loại văn bản nào?

  • A. Tự sự, nghị luận.
  • B. Tự sự, miêu tả.
  • C. Nghị luận, biểu cảm.
  • D. Miêu tả, nghị luận.

Câu 19: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh?

  • A. Rũ rượi.
  • B. Lôi thôi.
  • C. Líu lo.
  • D. Chăm chỉ.

Câu 20: Văn bản Những chiếc lá thơm tho thuộc thể loại nào? 

  • A. Truyện ngắn. 
  • B. Tiểu thuyết. 
  • C. Tùy bút. 
  • D. Tản văn. 

Câu 21: Văn bản Những chiếc lá thơm tho có xuất xứ từ đâu? 

  • A. Cuốn Đêm nay con có mơ không? 
  • B. Cuốn Sóng sánh mẹ và anh. 
  • C. Cuốn Sài Gòn thềm xưa nắng rụng. 
  • D. Đáp án khác. 

Câu 22: Từ “thơm” trong đoạn văn sau có ý nghĩa gì? 

“Những chiếc là của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai.” 

  • A. Những chiếc lá của bà có ý nghĩa như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng tâm hồn nhân vật “tôi” từ quá khứ đến hiện tại đến cả tương lai. 
  • B. Những chiếc lá có mùi thơm thoang thoảng lan tỏa khắp không gian. 
  • C. Những chiếc lá của bà có thể chữa được nhiều bệnh, có ích trong cuộc sống của nhân vật “tôi”. 
  • D. Những chiếc lá của bà không chỉ có ý nghĩa về vật chất còn có giá trị về mặt tinh thần. Đó là những kỉ niệm ấm áp, êm đềm của tuổi thơ, là chỗ dựa cho nhân vật “tôi” trong hiện tại và tương lai. 

Câu 23: Bài thơ “Nhớ đồng” thuộc thể loại:

  • A. Thơ văn xuôi.
  • B. Thơ tự sự.
  • C. Thơ trữ tình.
  • D. Thơ phê phán

Câu 24: Bài thơ “Nhớ Đồng” là của tác giả nào?

  • A. Tố Hữu
  • B. Nguyễn Khoa Điềm
  • C. Huy Cận
  • D. Nguyễn Bính

Câu 25: Những câu nào trong bài thơ “Nhớ đồng” được dùng làm điệp khúc cho bài thơ?

  • A. Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.
  • Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.
  • B. Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
  • Đâu ruồng tre mát thuở yên vui.
  • C. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
  • Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
  • D. A, C đều đúng

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác