Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 1 Nhớ đồng
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ Nhớ đồng do ai sáng tác?
- A. Chế Lan Viên
- B. Y Phương
- C. Tố Hữu
- D. Thanh Hải
Câu 2: Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác vào thời gian nào?
- A. Tháng 5/1939
- B. Tháng 2/1940
- C. Tháng 8/1940
- D. Tháng 7/1939
Câu 3: Bài thơ Nhớ đồng ra đời trong hoàn cảnh nào?
- A. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế)
- B. Khi tác giả nhớ về những người bạn hoạt động cách mạn
- C. Khi tác giả nhớ về những ngày bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế)
- D. Khi tác giả gặp lại các đồng chí cùng hoạt động cách mạng
Câu 4: Điệp từ “đâu” trong khổ thơ thứ 2 tạo nên giọng điệu gì?
- A. Du dương, bay bổng.
- B. Tươi vui, hồn nhiên, trong sáng
- C. Tha thiết, diễn tả niềm thương nhớ trào dâng của tác giả
- D. Buồn bã, tuyệt vọng
Câu 5: Tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ Nhớ đồng là gì?
- A. Vui tươi, phấn khởi khi nhớ lại những kỉ niệm xưa
- B. Buồn nhớ quê hương, đồng bào da diết
- C. Luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống tự do
- D. Bâng khuâng, bồn chồn trước cảnh ngục tù
Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng về bài thơ Nhớ đồng?
- A. Bài thơ là nỗi nhớ thương mẹ già còng lưng trên những cánh đồng trải dài vô tận
- B. Bài thơ là nỗi lo sợ, hoang mang của chàng trai trẻ lần đầu bị giam cầm
- C. Bài thơ là nỗi lòng tha thiết nhớ về người yêu - một cô thôn nữ mộc mạc, xinh đẹp
- D. Bài thơ là những dòng tâm tư tha thiết của nhà thơ trẻ hướng về quê hương, về những con người thân yêu, về những kỉ niệm của một thời hoạt động cách mạng sôi nổi
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong bài thơ Nhớ đồng, vì sao tiếng hò vọng vào nhà tù lại có sức gợi cảm như thế đối với nhà thơ?
Câu 2 (2 điểm): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | D | A | C | B | D |
2. Phần tự luận
Câu 1: Trong bài thơ, cảm hứng của nhà thơ được gợi lên bởi tiếng hò vọng vào nhà tù. Tiếng hò có sức gợi cảm như vậy bởi:
Tiếng hò ở đây là tiếng thương nhớ quê hương, nó được lặp lại nhiều lần giúp tô đậm cảm xúc triền miên vì nỗi nhớ da diết:
“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sông một tiếng hò”
Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trưa, giữa bến sông, cánh đồng trắng. Nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn, lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài.
Tiếng hò còn chính là tiếng đồng cảm với nỗi nhớ thương đồng quê của tác giả. Một tiếng hò cất lên mà biết bao kỉ niệm thuở yên vui tràn về, gợi bao nỗi nhớ khắc khoải, da diết.
Từ đó càng diễn tả được cõi lòng hoang vắng của nhân vật trữ tình vì cách biệt với thế giới bên ngoài, nỗi cô đơn, hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
Câu 2:
Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình. Dựa trên cảm hứng xuất phát từ tiếng hò cùa nhà thơ cũng như việc sử dụng phép lặp, những hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu khơi gợi nỗi nhớ quê hương da diết thể hiện Niềm say mê lí tưởng và khát khao tự do của nhà thơ và sự vận động của tác giả đã cho thấy nỗi niềm nhớ mong những tháng ngày tự do của tác giả.
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 1: Nhớ đồng
Bình luận