Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở đoạn đầu tiên của văn bản, tác giả đã nêu ra tên những tác giả nào cũng có những vần thơ về mùa thu?

  • A. Xuân Diệu
  • B. Nguyễn Đình Thi
  • C. Nguyễn Du
  • D. Tất cả những tác giả trên

Câu 2: Từ nào sau đây miêu tả trạng thái của hương ổi?

  • A. Phả
  • B. Hương
  • C. Chùng chình
  • D. Thoảng

Câu 3: Theo tác giả, khổ thơ thứ ba của bài thơ Sang thu có tác dụng gì?

  • A. Tiếp tục làm rõ các dấu hiệu đặc trưng của mùa thu để khẳng định tuyệt đối mùa thu đã về
  • B. Không gian thu hẹp về làng quê ngõ xóm
  • C. Tâm trạng con người khi mùa thu sang
  • D. Làm trọn vẹn cái ý sang thu của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên

Câu 4: Cách mở đầu bài thơ về chủ đề mùa thu của Hữu Thỉnh so với các nhà thơ khác có gì khác nhau?

  • A. Hữu Thỉnh bắt đầu mùa thu của mình bằng những cảm nhận sâu sắc, tinh tế về đời người.
  • B. Hữu Thỉnh không bắt đầu mùa thu của mình bằng những nét đặc trưng của trời mây mùa thu hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển mà bắt đầu bằng hương ổi
  • C. Hữu Thỉnh bắt đầu mùa thu của mình bằng những âm thanh đặc trưng của mùa thu làng quê Bắc Bộ
  • D. Không có gì khác

Câu 5: Câu thơ “Hình như thu đã về” thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ Hữu Thỉnh?

  • A. Bất ngờ, nghi hoặc, chưa dám chắc chắn mùa thu đã về
  • B. Bất ngờ, khẳng định một phần rằng mùa thu đã về
  • C. Vui mừng, sung sướng trong thời khắc chuyển giao từ mùa hạ sang mùa thu
  • D. Chìm trong suy ngẫm về thiên nhiên, về cuộc đời

Câu 6: Khác với hai khổ thơ đầu tiên là các hình ảnh được cảm nhận bằng các giác gian thì ở khổ thơ thứ 3, nhà thơ đã cảm nhận mùa thu bằng gì?

  • A. Kinh nghiệm, suy ngẫm
  • B. Sự quan sát tinh tế
  • C. Kí ức
  • D. Tình cảm

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Ở khổ thơ đầu tiên của bài thơ Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận những dấu hiệu của mùa thu? Điều đó được thể hiện ở hình ảnh nào?

Câu 2 (2 điểm): Em có đồng ý với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” không? Vì sao?

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

  • A. Từ một mùi hương
  • B. Từ một cơn mưa
  • C. Từ một đám mây
  • D. Từ một cánh chim

Câu 2: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?

  • A. Đi rất chậm, dò từng bước một
  • B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
  • C. Ngập ngừng như không muốn đi
  • D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

Câu 3: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?

  • A. Hồn nhiên, tươi trẻ
  • B. Lãng mạn, siêu thoát
  • C. Mới mẻ, tinh tế
  • D. Mộc mạc, chân thành

Câu 4: Ý nghĩa của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?

  • A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu
  • B. Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng cây đứng tuổi
  • C. Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa
  • D. Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống

Câu 5: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Điệp từ

Câu 6: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- 

  • A. Sôi động, náo nhiệt
  • B. Nhẹ nhàng, giao cảm
  • C. Bình lặng, ngưng đọng
  • D. Xôn xao, rộn ràng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan của tác giả được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 2 (2 điểm): Em hiểu thế nào về nhận xét “Khổ thứ ba là cái gốc của câu thơ đó”?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 CTST bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 chân trời sáng tạo, đề thi ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác