Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Thể loại: Văn nghị luận
- Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu được trích Đi giữa miền thơ của NXB Văn học, năm 1999.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
1. Hệ thống luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng
- Luận đề: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.
- Luận điểm 1: Cảm nhận của tác trong khổ thơ thứ nhất và thứ 2: Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.
Không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng của hoa cúc mà bắt đầu là hương ổi – một chữ “phả” đủ gợi hương thơm sánh lại.
Cảm nhận được “hương ổi”, đã nhận ra “gió se”, mắt lại nhìn thấy sương đang “chùng chình qua ngõ”.
Thiên nhiên được quan sát rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn “sông dềnh dàng” và “chim vội vã”.
- Luận điểm 2: Cảm nhận của tác giả về suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhà thơ qua khổ thơ thứ 3.
Cảm nhận, suy ngẫm về tâm trạng của tác giả khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.
Cảm nhận và trả lời cho những chiêm nghiệm và sự từng trải của tác giả qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi.
2. Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan.
- Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo.
- Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới.
III. TỔNG KẾT
1. Luận đề và luận điểm trong văn nghị luận
- Luận đề là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận trong văn bản nghị luận.
- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
Trong văn bản nghị luận, luận đề được làm sáng tỏ bằng hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.
2. Bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn nghị luận
- Bằng chứng khách quan là những thông tin khách quan, có thể kiểm chứng được trong thực tế.
- Ý kiến, đánh giá chủ quan là những nhận định, suy nghĩ, phán đoán theo góc nhìn chủ quan của người viết, thường ít có cơ sở để kiểm chứng. Do vậy, để giảm tính chủ quan trong đánh giá, giúp ý kiến trở nên đáng tin cậy, người viết cần đưa ra được những bằng chứng khách quan.
- Để làm nên sức thuyết phục cho văn bản nghị luận, những ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết cần dựa trên cơ sở các bằng chứng khách quan. Do đó, việc nhận ra bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong văn bản nghị luận giúp người đọc kiểm chứng được tính đúng/ sai của các lập luận; lý giải được sức thuyết phục, tác động của văn bản.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận