Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (06 câu)

Câu 1: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu là loại văn bản nào?

Câu 2: Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.n

Câu 3: Theo tác giả, dấu hiệu đầu tiên của mùa thu trong Sang thu của Hữu Thỉnh có gì đặc biệt?

Câu 4: Khi phân tích, bình luận về cái hay, cái đẹp của khổ 2 bài thơ Sang thu, tác giả Vũ Nho đã trình bày những lí lẽ, bằng chứng nào?

Câu 5: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu hiện lên như thế nào trong bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh?

Câu 6: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.

 

II. THÔNG HIỂU (05 câu)

Câu 1: Ở khổ thơ đầu tiên của bài thơ Sang thu, nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận những dấu hiệu của mùa thu? Điều đó được thể hiện ở hình ảnh nào?

Câu 2: Cho biết câu chủ đề của đoạn văn sau là câu nào?

Trong khổ thơ này, mùa thu được cảm nhận bằng đoán nhận, bằng kinh nghiệm, bằng sự suy ngẫm chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp như hai khổ thơ trước. Mùa thu không được quan sát từ gần ra xa, từ thấp lên cao mà mùa thu đang từ từ thu vào trong tâm tưởng, đang lắng lại trong suy tư:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Câu 3: Em hiểu thế nào về đoạn văn sau?

          Hai khổ thơ trên rất đẹp về mặt tạo hình, rất tinh trong cảm nhận, như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Nhưng khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó, là nơi cho hai nhánh thơ trên tựa vào để khoe sắc, tỏa hương. Khổ thơ thứ ba đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm trọn vẹn thêm cái ý “sang thu” của hồn người chưa thật rõ ở hai khổ thơ trên.

Câu 4: Xác định phép liên kết trong đoạn văn sau.

(1) Mùa thu đến với anh khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước. (2) Bắt đầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển. (3) Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức. (4) Một chữ “phả” kia đủ gợi hương thơm như sánh lại. (5) Nó sánh bởi vì hương đậm một phần, sánh còn bởi tại gió se. (6) Hương thơm luồn vào trong gió được tinh lọc, được cô đặc thêm. (7) Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu - bấy giờ là hương ổi chín - tới khắp nơi trong vũ trụ. (8) Tại một vùng quê nhỏ, trong một giây phút nào đó, người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sừng sờ.

Câu 5: Em có đồng ý với nhận định “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” không? Vì sao?

 

III. VẬN DỤNG (02 câu)

Câu 1: Sưu tầm những bài thơ khác viết về mùa thu.

Câu 2: So sánh bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).

 

IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa.

Câu 2: Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ Sang thu - Hữu Thỉnh.

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 3 Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu, giải Ngữ văn 8 chân trời bài 3, giải Ngữ văn 8 CTST bài Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

Bình luận

Giải bài tập những môn khác