Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 chân trời bài 3: Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

I. NHẬN BIẾT (06 câu)

Câu 1: Văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu là loại văn bản nào?

Câu 2: Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.n

Câu 3: Theo tác giả, dấu hiệu đầu tiên của mùa thu trong Sang thu của Hữu Thỉnh có gì đặc biệt?

Câu 4: Khi phân tích, bình luận về cái hay, cái đẹp của khổ 2 bài thơ Sang thu, tác giả Vũ Nho đã trình bày những lí lẽ, bằng chứng nào?

Câu 5: Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu hiện lên như thế nào trong bài thơ Sang thu – Hữu Thỉnh?

Câu 6: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu.

 


Câu 1: 

Văn bản “Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu” là văn bản nghị luận.

Câu 2: 

Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản:

- Mùa thu đến với anh khá đột ngột, bất ngờ, không báo trước.

+ Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức

+ Gió se mang hương ổi lan tỏa khắp không gian

+ Sương chùng chình qua ngõ

+ Cảm giác ngờ ngợ, không tin mùa thu đã về của tác giả.

- Cảm giác thực về mùa thu: thiên nhiên được quan sát ở không gian rộng hơn

+ Dòng sông khác với những ngày mưa lũ mùa hạ

+ Chim bắt đầu vội vã

+ Đám mây “vắt nửa mình sang thu”

- Cái gốc trong khổ thơ thứ 3

+ Cảm nhận mùa thu bằng những chiêm nghiệm, suy ngẫm

+ Sự khác lạ trong những hình ảnh “nắng, mưa, sấm, chớp”

- Cảm nhận, suy nghĩ của tác giả Vũ Nho về bài thơ

+ Khái quát vẻ đẹp thiên nhiên và hồn người lúc sang thu

+ Ý nghĩa, giá trị của nhan đề “Sang thu”

Câu 3: 

Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh không phải những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ điển mà là “hương ổi thơm náo nức”.

Câu 4: 

Khi phân tích, bình luận về cái hay, cái đẹp của khổ 2 bài thơ Sang thu, tác giả Vũ Nho đã trình bày những lí lẽ, bằng chứng:

- Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những gì vô hình, từ ngõ hẹp chuyển sang những nét hữu hình, cụ thể với một không gian vừa dài rộng vừa cao vời.

+ Dòng sông không cuồn cuộn, dữ dội và gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ: “Sông được lúc dềnh dàng”

+ “Chim bắt đầu vội vã”: những đàn chim chuẩn bị cho chuyến bay tránh rét.

+ Đám mây mùa hạ thảnh thơi, duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”.

Câu 5: 

- Thiên nhiên: lắng lại, chừng mực, đúng mức.

- Con người: một mặt sâu sắc thêm, chín chắn thêm, thâm trầm, điềm đạm thêm, mặt khác lại khẩn trương thêm, vội vã thêm.

Câu 6: 

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác