Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Chân trời bài 3 Thiên nhiên và hồn con người lúc sang thu

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

  • A. Từ một mùi hương
  • B. Từ một cơn mưa
  • C. Từ một đám mây
  • D. Từ một cánh chim

Câu 2: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?

  • A. Đi rất chậm, dò từng bước một
  • B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
  • C. Ngập ngừng như không muốn đi
  • D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

Câu 3: Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ Sang thu?

  • A. Hồn nhiên, tươi trẻ
  • B. Lãng mạn, siêu thoát
  • C. Mới mẻ, tinh tế
  • D. Mộc mạc, chân thành

Câu 4: Ý nghĩa của câu thơ “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi” là gì?

  • A. Những hàng cây đứng tuổi đã quen với tiếng sấm của mùa hạ nên không thấy bất ngờ với tiếng sấm của mùa thu
  • B. Sấm mùa thu không còn nhiều bất ngờ với hàng cây đứng tuổi
  • C. Hàng cây đứng tuổi trải qua nhiều mùa sấm chớp nên không còn bất ngờ đối với chúng nữa
  • D. Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống

Câu 5: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ - Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Ẩn dụ
  • C. Hoán dụ
  • D. Điệp từ

Câu 6: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- 

  • A. Sôi động, náo nhiệt
  • B. Nhẹ nhàng, giao cảm
  • C. Bình lặng, ngưng đọng
  • D. Xôn xao, rộn ràng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bằng chứng khách quan và ý kiến chủ quan của tác giả được thể hiện như thế nào trong văn bản?

Câu 2 (2 điểm): Em hiểu thế nào về nhận xét “Khổ thứ ba là cái gốc của câu thơ đó”?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

D

D

A

B

2. Phần tự luận

Câu 1:

  • Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết là: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo
  • Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết là: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới

 

Câu 2:

Nhận xét của tác giả đúng trong trường hợp này

  • Khổ thứ ba của bài thơ chứa toàn bộ tâm tư, tình cảm và suy nghĩ của tác giả về mùa thu
  • Là nơi tác giả đặt ra các câu hỏi về sự kết hợp giữa thiên nhiên và con người trong mùa thu

=> Câu thơ này là một bước điểm mấu chốt để phát triển ý tưởng trong bài thơ và tạo ra sự liên kết giữa các khổ thơ.

 

=> Đóng vai trò như một căn cứ, một nền móng cho sự phát triển của bài thơ, giúp tạo ra sự thống nhất và sự liên kết giữa các phần khác nhau của bài thơ


Bình luận

Giải bài tập những môn khác