Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 chân trời bài 10: Bạn đến chơi nhà

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 10: Bạn đến chơi nhà. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

a) Tác giả

  • Nguyễn Khuyến (1835-1909), hiệu là Quế Sơn, quê ở làng Vị Hạ, xã Yên Đồ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
  • Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Khuyên cho nền thơ ca dân tộc là mảng thơ về làng quê (ví dụ: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh…) và thơ trào phúng (ví dụ: Bạn đến chơi nhà, Hội Tây,…)

b) Tác phẩm

  • Bài thơ là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đề tài viết về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
  • Thể thơ: Thất ngôn bát cú
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
  • Bố cục:
    • Câu đầu: Giới thiệu sự việc “Bạn đến chơi nhà”
    • 6 câu tiếp: Hoàn cảnh tiếp bạn
    • Câu cuối: Tình bạn vượt lên những giá trị vật chất bình thường.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

a. Câu thơ đầu:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà”

  • Lời chào bạn về cuộc đến chơi của bạn.
  • Giọng thơ: hồ bởi, phấn chấn, giọng như một tiếng reo vui của tác giả.
  • Cách gọi: “bác” thể hiện sự kính trọng và tình cảm thân thiết giữa hai người.

=> Đó là tình bạn thân thiết, quý mến nhưng lại ít được gặp nhau.

b. Sáu câu tiếp theo: Hoàn cảnh tiếp bạn:

  • Trẻ đi vắng => không có người để sai hầu hạ, tiếp khách.
  • Chợ: xa
  • Cá: ao sâu, nhiều nước
  • Gà: vườn rộng, rào thưa
  • Có cải, bầu, mướp, nụ: chưa đến độ ăn được.
  • Miếng trầu không có.

=> Không có bất cứ thứ gì ăn được để đãi khách (nói cách khác: các thứ đều có nhưng không dùng được chưa dùng được)

  • Tác giả sử dụng cách nói có phần phóng đạo cho thấy sự “không may” nói cho vui thể hiện sự quý mến bạn, tạo nụ cười hóm hỉnh, thân mật.

=> Nguyễn khuyến muốn tiếp đãi bạn chu đáo nhưng lại không có gì để tiếp. Quan đó thể hiện sự thanh bần, đạm bạc của Nguyễn Khuyến. Sự hóm hỉnh hài hước, yêu đời của tác giả.

  • Nguyễn Khuyến yêu bạn bằng tình bạn dân dã, chất phác; ông coi trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin vào sự cao cả của tình bạn.

=> Đó là một tình bạn sâu sắc trong sáng.

c. Câu thơ cuối

“Ta với ta” chỉ chủ nhân (tác giả) – và khách

  • Đại từ “ta” vừa là số ít, vừa chỉ số nhiều: hai ta tuy hai mà như một => chỉ sự gắn bó tình cảm tri âm, tri kỷ giữa hai người.

=> Khẳng định: Tình bạn cao cả hơn vật chất không đầy đủ, thậm chí không có gì thì bạn bè vẫn yêu mến, vẫn vui vẻ khi gặp gỡ.

Điều quan trọng của tình bạn là tình cảm trong sáng, hồn nhiên chứ không phải là vật chất.

III. TỔNG KẾT

  • Bằng nghệ thuật sử dụng lối nói phóng đại, tác giả đã tạo ra tiếng cười tự trào hóm hỉnh, nhẹ nhàng vì tuy tác giả tả cảnh không có gì thiết đãi bạn nhưng câu thơ cuối lại làm cho mọi người thấy tình cảm của tác giả với bạn khăng khít hơn bao giờ hết.
  • Chủ đề: Quan tiếng cười tự trào hóm hỉnh, bài thơ khẳng định tình cảm trân trọng, yêu quý hết mực của tác giả dành cho bạn.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 8 CTST bài 10 Bạn đến chơi nhà, kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 chân trời bài 10: Bạn đến chơi nhà, Ôn tập văn 8 chân trời bài Bạn đến chơi nhà

Bình luận

Giải bài tập những môn khác