Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Thực hành tiếng Việt

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 4: Thực hành tiếng Việt. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. NHẬN BIẾT (05 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn.

Câu 2: Nêu khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ địa phương có giá trị như thế nào khi sử dụng trong văn chương?

Câu 3: Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân), cho biết những câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không. Vì sao?

  1. a) Có người hỏi:

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?..

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười mhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo.

  1. b) – Này, thầy nó ạ.

Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.

- Thầy nó ngủ rồi à?

- Gì?

Ông lão khẽ nhúc nhích.

- Tôi thấy người ta đồn…

Ông lão gắt lên:

- Biết rồi!

Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.

Câu 4: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu in đậm sau.

          Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?

Câu 5: Câu thành ngữ Dã tràng xe cát biển Đông có nghĩa hàm ẩn gì?

II. THÔNG HIỂU (06 CÂU)

Câu 1:

- Câu mang nghĩa hàm ẩn là: Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.

- Nghĩa hàm ẩn: muốn nhờ ba chắt giúp nước cơm.

Câu 2:

Có thể điền: thất bại là mẹ thành công.

Câu 3: 

  1. Câu nói trên không chỉ ngụ ý thông báo thời gian chỉ còn năm phút mà trong giong nói còn ẩn ý “Tôi rất tiếc.”. Đây là câu mang nghĩa hàm ý. 

Anh thanh niên không nói thẳng điều đó với ông hoạ sĩ và cô gái vì anh ngại ngùng không muốn người khác thấy tình cảm của mình; có thể vì tế nhị hay do cách nói.

  1. b. Câu nói thứ hai của anh thanh niên (- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!) không có ẩn ý,  là câu mang nghĩa tường minh.

Câu 4: 

- Câu mang nghĩa hàm ẩn: Cơm chín rồi.

- Nghĩa hàm ẩn: Ba vào ăn cơm.

Câu 5: Tìm câu chứa hàm ý trong các đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó.

  1. a) Chuột chù chê khỉ rằng hôi,

Khỉ mới trả lời: “Cả họ mày thơm”.

(Ca dao)

  1. b) Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

   Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

   Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

   - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ)

  1. c) Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:

    - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

(Nam Cao)

Câu 6: Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải.

1. Cái nết đánh chết cái đẹp.

a. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc.

2. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi.

b. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc.

3. Một điều nhịn chín điều lành.

c. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bên ngoài.

4. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

d. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay.

5. Tốt danh hơn lành áo.

e. Thành thạo, tinh thông một nghề còn hơn biết nhiều nghề không đến nơi đến chốn.

 

 

III. VẬN DỤNG (02 câu)

Câu 1: Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu ca dao sau. Vì sao em hiểu được hàm ý đó?

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa,

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

Câu 2: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go). 

MÂY VÀ SÓNG

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng,

bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Trong sóng có người gọi con:“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

(Thơ Ta-go, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2000)

 

 IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)

Câu 1: Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương.

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Câu 2: Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu thơ sau.

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Sang thu, Hữu Thỉnh)

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo bài 4 Thực hành tiếng việt, giải Ngữ văn 8 chân trời bài 4, giải Ngữ văn 8 CTST bài Thực hành tiếng việt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác