Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 8 chân trời bài 4: Thực hành tiếng Việt
IV. VẬN DỤNG CAO (02 câu)
Câu 1: Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương.
BÁNH TRÔI NƯỚC
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Câu 2: Phân tích nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong câu thơ sau.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Câu 1:
- Nghĩa tường minh: miêu tả chiếc bánh trôi nước với đặc điểm “trắng”, “tròn” tùy thuộc vào sự khéo tay của người nặn, khi đun sôi nước thả vào thì các viên bánh sẽ lặn lên lặn xuống trong nước đến khi chín sẽ nổi lên.
- Nghĩa hàm ẩn: thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
+ Người phụ nữ có vẻ đẹp về ngoại hình: “trắng”, “tròn”
+ Người phụ nữ có vẻ đẹp về tâm hồn: “giữ tấm lòng son”
+ Nhưng người phụ nữ lại mang số phận bất hạnh, lênh đênh, phụ thuộc: “bảy nổi ba chìm”, “rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Câu 2:
- Nghĩa tường minh: tiếng sấm là dấu hiệu của những cơn mưa rào mùa hạ. Khi thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu, tiếng sầm cũng nhỏ dần, không còn đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.
- Nghĩa hàm ẩn: chỉ những biến động thất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời, những gian nan, thử thách mà con người gặp phải trong cuộc đời. “hàng cây đứng tuổi”: phép ẩn dụ, nhân hóa gợi cái xế chiều của đời người, gợi hình ảnh những con người đã trưởng thành, trầm tĩnh và vững vàng hơn. Con người khi đã trưởng thành sẽ hiểu biết hơn, bình tĩnh, ung dung hơn trước mọi đổi thay, biến động của cuộc đời.
Bình luận